3/5/17

Sự thật về chế độ ăn uống và bệnh ung thư

Dường như không một ngày nào trôi qua mà không có những thông tin mới về ung thư. Thông tin “50% loài người có nguy cơ mắc bệnh” khiến chúng ta muốn làm gì đó để bảo vệ mình. Chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Jane Clarke sẽ tiết lộ những gì nên ăn và nên tránh để “đánh bật” căn bệnh này.


Sự thật về chế độ ăn uống và bệnh ung thư
ảnh minh họa

Nhiều loại ung thư, từ dạ dày đến ruột, có liên quan với chế độ ăn và tăng cân. Do đó, Jane Clarke, chuyên gia dinh dưỡng 25 năm kinh nghiệm, người đã từng gặp rất nhiều câu hỏi về những thực phẩm nên và không nên ăn để giảm nguy cơ mắc ung thư cũng như những thực phẩm nên ăn khi đã mắc bệnh, sẽ chỉ ra chế độ ăn giúp giảm nguy cơ này trên Dailymail:

Chuyện hoang đường: Thịt tươi gây ung thư

Thực tế: Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thịt đỏ chế biến sẵn như các loại thịt lợn muối, xông khói (xúc xích, giăm bông…) có liên quan với sự gia tăng nguy cơ ung thư ruột.

Và các thực phẩm này làm tăng nguy cơ lớn hơn nhiều so với việc ăn thịt bò nạc 2 lần/tuần, loại thịt cung cấp 8 axit amino thiết yếu cho sự phát triển của não bộ, quá trình tăng trưởng, hệ xương và hoóc môn hạnh phúc endorphin.

Trên tất cả, các nghiên cứu cho thấy ăn 50g thịt chế biến sẵn mỗi ngày (2 lát xúc xích hay 1 lát thịt muối) làm tăng nguy cơ ung thư ruột lên 20% - một giả thuyết cho rằng hợp chất nitrosamines, hình thành khi tiêu thụ thịt này sẽ gây nguy hiểm cho ADN.

Hướng dẫn hiện nay là ăn từ 500g thịt đỏ trở xuống mỗi tuần và cách kiểm soát là nấu 500 g thịt cho 6 người ăn mỗi bữa.

Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa uống quá nhiều chất cồn với ung thư miệng, họng, thực quản và gan.

Chuyện hoang đường: Rượu bảo vệ cơ thể

Thực tế: Nghiên cứu cho thấy chất chống ôxy hóa trong rượu vang có thể chống lại nhiều bệnh ung thư và các bệnh lý nghiêm trọng khác nhưng chỉ có một thử nghiệm cho thấy chất chống ôxy hóa trong rượu vang đỏ là thực sự mang lại những lợi ích trên.

Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên quan chặt chẽ giữa uống nhiều chất cồn với sự phát triển của ung thư miệng, họng, thực quản, gan và ruột.

Chất cồn cũng là yếu tố cơ bản làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Do đó, không nên uống quá 2 đơn vị mỗi ngày đối với nam giới và 1 đơn vị với nam giới, tức là khoảng 14 đơn vị mỗi tuần.

Chuyện hoang đường: Sản phẩm từ sữa gây ung thư

Thực tế: Chưa một nghiên cứu nào đưa ra kết quả rõ ràng về điều này. Nghiên cứu gần đây chỉ rõ việc nạp nhiều canxi (có trong các sản phẩm sữa) còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư ruột. Trong khi một nghiên cứu trước đó lại cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng do dùng các sản phẩm từ sữa.

Những bằng chứng về ung thư vú lại còn mâu thuẫn nhau. Có nghiên cứu cho thấy ung thư vú và các sản phẩm từ sữa có mối liên quan do sữa chứa các chất béo bão hòa, các chất ô nhiễm từ môi trường, nhưng không có bằng chức thực sự thuyết phục.

Một quan điểm khác là các sản phẩm sữa có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư vú nhờ lượng canxi được bổ sung đều đặn trong chế độ ăn uống. Nhưng một lần nữa, để đưa ra khuyến nghị cần có thêm nhiều nghiên cứu.

Do đó, trong thời điểm hiện tại, Jane khuyên nên tiếp tục sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày bởi đó là một nguồn canxi quý giá nhưng không nên nhiều hơn 8% trong chế độ ăn hằng ngày.

Chuyện hoang đường: Đường “nuôi” ung thư

Thực tế: Đường không thúc đẩy ung thư phát triển nhanh hơn. Tất cả các tế bào, bao gồm cả các tế bào ung thư, đều lấy năng lượng từ đường huyết (glucose) nhưng nhiều đường hơn không có nghĩa là đẩy nhanh tốc độ lớn lên của ung thư.

Tương tự, việc lấy đi đường trong tế bào ung thư không làm chúng “chết đói”. Quan niệm sai lầm này có lẽ là dựa trên một hiểu lầm khi chụp xạ hình cắt lớp PET, vốn thường được dùng trong phân tích ung thư.

Ttrước khi chụp PET, người bệnh sẽ được tiêm 1 lượng nhỏ chất phóng xạ - 1 dạng đường glucose. Tất cả các mô sẽ đều hấp thụ chất này nhưng các tế bào ung thư sẽ hấp thụ nhiều hơn, giúp máy chụp xác định nhanh chóng. Vì lý do này, một số người đã kết luận rằng tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn khi chúng ta ăn nhiều đường.

Có những bằng chứng cho thấy ăn một lượng lớn đường làm tăng nguy cơ ung thư - bao gồm ung thư tuyến tụy - nhưng sự thật là ung thư này liên quan với tăng cân và đái tháo đường.

Tuy nhiên, ăn nhiều thực phẩm có nhiều đường sẽ là không tốt nhưng thỉnh thoảng một chút đường lại làm bạn tràn đầy sinh lực.

Lý tưởng nhất là bạn “nạp” đường qua bánh óc chó hay các loại trái cây bởi cùng với đường là các vitamin và chất xơ được bổ sung.

Related Posts:

  • Tôi chán sống trong cảnh bố ngang nhiên hút chích trong nhàBố công khai chích trong nhà lại còn rủ bạn bè vào hút chích, nhà tôi thành tụ điểm của đám nghiện hút, không chỉ bây giờ đâu, trong quá khứ đã có chuyện như thế rồi. Ảnh minh hoạ Tôi là một đứa con gái sinh ra trong gia đì… Read More
  • Đầy hơi, khó tiêu: Khỏi ngay sau khi uống hỗn hợp nàyNếu bạn đang phải mệt mỏi vì tình trạng đầy hơi ở dạ dày, hãy thực hiện theo công thức dưới đây để nhanh chóng giải quyết. Đầy hơi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đầy hơi dạ dày là một trong những tình trạng khó chịu và… Read More
  • Tôi luôn nhận mình sai nhưng vẫn không giữ được emTôi và em cùng tuổi nhau, ở cái tuổi 25 chúng tôi mới bắt đầu yêu. Tôi sống trong môi trường va chạm nhiều với xã hội, còn em ngược lại. Ảnh minh hoạ Tình yêu nào lúc đầu cũng đẹp, đôi khi chỉ cần cái nắm tay đi trong nhà c… Read More
  • Người tình kém 17 tuổi xin có con với tôi rồi làm mẹ đơn thânTình yêu của cô ấy dành cho tôi rất mãnh liệt, cô ấy nói không cần tôi ly dị mà chỉ cần có một đứa con với tôi là đủ, cô ấy muốn làm mẹ đơn thân. ảnh minh họa Tôi 47 tuổi, trải qua rất nhiều thăng trầm, cơ cực thời tuổi trẻ… Read More
  • Ích lợi của bông cải xanhBông cải xanh là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhờ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và có chỉ số đường huyết thấp nên sẽ không ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Ảnh minh hoạ Cần biết, chế độ ăn uống tốt cho ng… Read More