8/5/17

Giải mã thảm họa Trái Đất, tạo nên “vùng đất chết” rộng 30.000m

Cách đây 1,85 tỷ năm, vụ sao chổi đâm vào Trái Đất đã khiến một khu vực rộng lớn trên Trái Đất trở thành "vùng đất chết".


Giải mã thảm họa Trái Đất, tạo nên “vùng đất chết” rộng 30.000m
ảnh minh họa

1,85 tỷ năm trước, một vụ va chạm sao chổi khổng lồ đã gây nên thảm họa khủng khiếp bậc nhất đối với hành tinh chúng ta: Nó khiến bề mặt Trái Đất biến dạng, gây biến đổi hoàn toàn khí hậu.

Tất cả những gì còn sót lại đến ngày nay là một miệng hố có tên Sudbury Basin khổng lồ ở Canada, lớn thứ hai trên thế giới (xếp sau Vredefort Dome) với kích thước: Dài khoảng 62km, rộng 30km và sâu 15km!

Khu vực Sudbury Basin. Ảnh: Wired.

Trong một nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, vụ sao chổi đâm vào Trái Đất cách đây gần 2 tỷ năm đã "kích thích" núi lửa hoạt động mạnh hơn theo thời gian, khiến lớp Trái Đất biến dạng từ đó gây ra các vụ phun trào vật chất nóng trong lòng Trái Đất, tạo nên "vùng đất chết" trên hành tinh của chúng ta.

Các nhà địa chất học thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên Trinity (Ireland), những người dẫn đầu nghiên cứu, cho hay họ đang nghiên cứu khu vực dấu tích từng xảy ra vụ va chạm sao chổi khổng lồ tại Ontario, Canada.

Bằng cách phân tích địa hóa khu vực Sudbury Basin, các nhà khoa học nhận thấy, vụ nổ lớn tới mức, mọi vật chất tạo nên sao chổi lao vào Trái Đất cách đây 1,85 tỷ năm đã "bốc hơi không dấu vết" ngay khi va chạm với bề mặt hành tinh chúng ta.

"... Rất có thể chính sao chổi mang những vật chất dễ bay hơi ở ngoài vũ trụ đến Trái Đất trẻ." Ảnh: Internet.

Giáo sư địa chất và khoáng vật học Balz Kamber, thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên Trinity, cho biết: "Phát hiện này cung cấp cho chúng ta dữ liệu cho thấy sao chổi là nguyên nhân gây nên các miệng hố lớn trên Trái Đất thủa sơ khai. Hơn nữa, rất có thể chính sao chổi mang những vật chất dễ bay hơi ở ngoài vũ trụ đến Trái Đất trẻ."

Tàn dư của vụ va chạm là những miếng đá núi lửa chứa niken, đồng, bạch kim, palladium, vàng, và các kim loại khác. 

Hiện nay, "vùng đất chết" Sudbury Basin ngày nào đã trở thành một trong những mỏ nickel và quặng đồng lớn nhất thế giới đang được con người khai thác ở khu vực ngoài rìa.

Related Posts:

  • Trung Quốc chế tạo tên lửa YJ-18 sao chép Kalibr lừng danh của NgaSau khi mua 12 tàu ngầm lớp Kilo Project 877 và 636 của Nga từ năm 1994-2005, Trung Quốc đã tiếp cận được công nghệ tên lửa 3M-54E Club-S (Nga gọi là Kalibr) và trên cơ sở đó, đã chế tạo ra tên lửa hành trình chống hạm siêu t… Read More
  • Nơi yên nghỉ của dự án tàu con thoi Liên XôBuran là dự án tàu con thoi đầy tiềm năng của Liên Xô, nhưng đã bị quên lãng trong một căn cứ vũ trụ bỏ hoang trên đất Kazhakstan. Buran là dự án tàu vũ trụ tái sử dụng duy nhất của Liên Xô, tương tự tàu con thoi (STS) của … Read More
  • Thể dục cải thiện sức khỏe tim mạchNghiên cứu được công bố trên chuyên san European Journal of Preventive Cardiology cho thấy thêm một lợi ích của quá trình thường xuyên tập thể dục. Ảnh minh hoạ Các nhà khoa học thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) nhận thấy… Read More
  • Trên 50% trẻ bị sâu răng sữaHội Răng hàm mặt VN phối hợp Bệnh viện Răng hàm mặt T.Ư tổ chức hội nghị khoa học và đào tạo liên tục răng hàm mặt toàn quốc lần thứ 5 tại Cần Thơ từ 11 - 13.5. Ảnh minh hoạ Có 50 báo cáo khoa học được trình bày tại hội ngh… Read More
  • Sự thật về bức ảnh khỉ mẹ gào thét làm tan nát trái tim người xemBức ảnh làm tan nát trái tim người xem được nữ nhiếp ảnh gia Avinash Lodhi chụp tại Jabalpur, Ấn Độ. Ảnh minh hoạ Tác giả thừa nhận, trong sự nghiệp của mình chưa bao giờ cô thấy chuyện như vậy trong thế giới động vật. Khỉ … Read More