1/4/17

Xác định được sao lùn nâu nặng nhất từ trước đến nay

Một tính toán mới đây cho biết các nhà khoa học đã xác định được một sao lùn nâu thuần khiết nhất và nặng nhất từ trước đến nay, nó là một ngôi sao chết hoàn toàn được cấu thành từ hydro và heli.


Hình ảnh đồ họa một sao lùn nâu trong không gian vũ trụ. Ảnh: NASA/JPL-Caltech.
Hình ảnh đồ họa một sao lùn nâu trong không gian vũ trụ. Ảnh: NASA/JPL-Caltech.

Sao lùn nâu là những thiên thể cấp dưới sao khổng lồ trong vũ trụ, nó không phải một ngôi sao còn hoạt động cũng không phải là một hành tinh. Chúng có khối lượng không đủ lớn để duy trì phản ứng nhiệt hạch nhằm chuyển đổi hydro thành heli, là một quá trình cần thiết để một ngôi sao tỏa sáng và phát năng lượng.

Thiên thể mới được phát hiện, được định danh là SDSS J0104+1535, nằm cách chúng ta 750 năm ánh sáng trong chòm sao Pisces (Song Ngư). Nó không đủ khối lượng để trở thành một ngôi sao bình thường, nhưng dữ liệu ghi nhận được lại cho thấy 99,99% vật chất của nó là hydro và heli.

Theo một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vật lý thiên văn đảo Canary cho biết, do có quá nhiều chất khí nên ngôi sao này bị thiếu hụt kim loại nặng, khiến nó trở nên thuần khiến hơn Mặt Trời của chúng ta 250 lần, và các nhà khoa học chưa từng ghi nhận trường hợp giống vậy nào trước đây.

Thiên thể này được phát hiện lần đầu vào năm 1992 và được quan sát nhiều lần sau đó bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau. Các nhà khoa học đã phân loại SDSS J0104+1535 là một sao lùn lớp M – loại sao lùn với khả năng cao nhất có thể bùng cháy trở lại.

Tuy vậy, theo quan sát mới của nhà vật lý thiên văn ZengHua Zhang và các đồng nghiệp tại Đài Quan sát Nam Châu Âu ở Chile, cho thấy SDSS J0104+1535 có ít kim loại hơn những ngôi sao lớp M thông thường.

Các phép đo cho thấy sao SDSS J0104+1535 có khối lượng tương đơng 90 lần Sao Mộc, ước tính nó được hình thành từ 10 tỷ năm trước. Có thể đây cũng là sao lùn nâu được hình thành lâu nhất mà chúng ta từng phát hiện.

Trước đây các nhà khoa học không nghĩ đến có một sao lùn nâu chứa ít kim loại đến như vậy. Dĩ nhiên chúng ta rất khó phát hiện được những ngôi sao như thế, do lượng bức xạ phát ra cũng chúng yếu hơn so với những ngôi sao thông thường.

Điều này có nghĩa là còn rất nhiều các sao lùn nâu thuần khiết như thế trong vũ trụ. Lượng khí trên các ngôi sao này là những phân tử khí thuần khiết được lưu giữ suốt hàng tỷ năm nay, từ thuở ban sơ của vũ trụ.

“Đã tìm thấy được một sao lùn nâu kỳ lạ như thế, nghĩa là còn những thiên thể kỳ lạ giống vậy đang chờ đợi chúng ta, dù có lẽ số lượng không nhiều. Tôi rất ngạc nhiên và hứng thú khi đón chờ những điều kỳ lạ tương tự khác”, ông Zhang cho biết.

Related Posts:

  • Cá mập voi khổng lồ được cẩu lên đưa về bảo tàng TQNgười dân ở bán đảo Yangpu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vừa phát hiện một sinh vật biển khổng lồ hôm 5.7, theo trang tin CGTN. Con cá mập nặng 450kg, dài 6m Cảnh sát nhận được điện thoại từ người dân cho biết họ nhìn … Read More
  • 10 “thủy quái” kinh dị nhất thế giới từng dạt bờCho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được nguồn gốc thực sự của một số sinh vật dạt vào bờ. Một sinh vật to kì lạ được tìm thấy trên bãi biển Muriwai, New Zealand vào tháng 12 năm ngoái Trên thế giới, đã có nhi… Read More
  • Bước chuyển mới của cuộc chiến chống thiên thạchCơ quan không gian Mỹ (NASA) đang phối hợp với Cơ quan không gian châu Âu (ESA) sản xuất tàu không gian có thể làm chệch hướng những thiên thạch lớn lao vào Trái đất. Mô hình tàu vũ trụ của NASA đâm vào thiên thạch làm chệc… Read More
  • Giáo sư gốc Việt thành danh ở AustraliaTừ phụ bếp, ông Tuấn học đại học, làm trợ lý nghiên cứu rồi theo đuổi chương trình tiến sĩ, trở thành giáo sư danh tiếng thế giới. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn. Ảnh: NVCC. Bất kỳ bác sĩ nào ở Việt Nam và trên thế giới điều trị b… Read More
  • Phố đi bộ biến bước chân thành điện năng ở AnhNước Anh đã cho xây dựng một con phố đi bộ thông minh có khả năng tận dụng động năng từ bước chân và biến nó thành điện thắp sáng đèn đường. Phố đi bộ biến bước chân thành điện năng ở Anh Phố Bird lắp 10 m2 đường đi bộ bằng… Read More