28/4/17

Trẻ 6 tháng đã có những dấu hiệu tự kỷ

Phần lớn người ta chỉ phát hiện các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện trẻ mắc tự kỷ ngay từ lúc mới 6 tháng tuổi.


Trẻ 6 tháng đã có những dấu hiệu tự kỷ
ảnh minh họa

Các triệu chứng có thể khác nhau, nhưng hãy theo dõi kỹ càng sự phát triển của con trẻ và hỏi ý kiến bác sĩ.

Cần lưu ý rằng, chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy chỉ là do trẻ thiếu những hành vi bình thường, chứ không phải có các hành vi bất thường.

Ít cười: Con bạn có cười đáp trả khi bạn nở nụ cười ấm áp vui tươi với chúng? Con bạn có tự mỉm cười với chính mình hay không? Trẻ 6 tháng tuổi có thể cười giòn giã hay thể hiện cảm xúc vui vẻ.

Ít bắt chước: Con của bạn có bắt chước âm thanh hay sự vận động của người khác không? Bé có sự tương tác hay biểu hiện qua lại gì không? Bé 9 tháng tuổi ít bắt chước âm thanh, nụ cười, nét mặt của người khác có thể là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ.

Chậm bập bẹ: Con bạn đã bập bẹ hay tự thì thầm ngôn ngữ của riêng mình? Bé có thường xuyên làm điều này? Và bé cần đạt mốc ấy khi 12 tháng tuổi.

Không phản ứng với gọi tên: Nếu trẻ không phản ứng khi được gọi tên từ lúc 6-12 tháng tuổi, cha mẹ có thể lo lắng rằng con mình khiếm thính và không biết đó có thể là dấu hiệu của chứng tự kỷ. Nếu thấy hành vi này ở trẻ, hãy theo dõi và tham khảo bác sĩ.

Mắt không linh hoạt: Ánh mắt của trẻ dường như hạn chế khi giao tiếp với bạn hay người yêu thương khác. Đây sẽ là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ bởi ánh mắt là một hình thức truyền thông và thể hiện sự hiểu biết.

Hiếm gây ra sự chú ý: Con trai bạn bắt đầu có những biểu hiện hay tạo ra tiếng ồn để thu hút sự chú ý của cha mẹ? Nếu bé không quan tâm đến việc này thì đó là dấu hiệu cho thấy bé có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, thiết lập mối liên hệ với người khác.

Thiếu điệu bộ cử chỉ: Bé trai làm đủ mọi trò khi giao tiếp với người khác? Bé có thể vẫy tay, mỉm cười, tiếp cận mọi thứ? Đây là mốc bé đạt được khi 9-10 tháng tuổi.

Chậm phát triển vận động: Hãy theo sát các mốc phát triển vận động như lẫy, lăn, trườn, bò của bé.

Related Posts:

  • Bí quyết để có thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh cho bà bầuNếu bạn có một thai kỳ vui vẻ và lành mạnh, bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời và sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh. ảnh minh họa Tập thể dục đều đặn: Việc này mang lại nhiều lợi ích cho bạn nhưng bạn chỉ nên tập nhẹ nhàng trong thời kỳ … Read More
  • Bài thuốc từ cây mỏ quạCây mỏ quạ còn có tên gọi khác là hoàng lồ, vàng lồ, xuyên phá thạch, là loại cây bụi, có cành dài mềm, vỏ thân màu xám có nhiều lỗ bì màu trắng. (Ảnh minh hoạ). Thân và cành có nhiều gai cong quặp xuống trông như mỏ con quạ… Read More
  • Hồi sinh trái tim ‘chết’ để ghép cho bệnh nhân khácCác bác sĩ của Bệnh viện Wythenshawe (ở Manchester, Anh) đã sử dụng thành công một kỹ thuật lấy trái tim ra khỏi cơ thể của chủ nhân đã chết và làm sống lại để ghép cho một bệnh nhân đang cần. ảnh minh họa Sau khi lấy ra khỏ… Read More
  • Chế độ ăn cho phụ nữ khi mang thaiChế độ ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ có thai là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. (Ảnh minh hoạ). Thức … Read More
  • Bảo quản và pha sữa đúng cách tránh gây ngộ độc cho trẻSữa có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi hết hạn hoặc bị hỏng. Khi đó, các thành phần trong sữa biến đổi thành các chất nguy hiểm. (Ảnh minh hoạ). Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nguy cơ ngộ độc cấp từ sữa pha sẵn. Nguyên n… Read More