11/4/17

Tại sao một số người luôn trễ hẹn

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một đứa bạn không bao giờ xuất hiện đúng thời điểm đã định trước và chỉ có mặt vài chục phút sau, kèm theo một lý do có vẻ có lý nào đó.


Tại sao một số người luôn trễ hẹn
ảnh minh họa

 Có thể chính bạn là người như vậy và cho dù có bao nhiêu thông báo mà bạn đã đặt trên điện thoại đi nữa, bạn vẫn chưa rời khỏi nhà khi đồng hồ đã điểm đến giờ hẹn. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm ra lý do vì sao một số người trong chúng ta rơi vào tình trạng như vậy. Trong một bài viết được đăng lên trang Psychology Today, nhà khoa học hành vi Alfie Kohn cho rằng những người kiểu như thế thường “thiếu thận trọng” nhưng không chỉ ra được lý do giải thích cho sự lề mề của họ.
Kohn gợi ý một vài lý do khiến mọi người thường xuyên đi trễ - có lẽ họ thích nhận được sự chú ý nhiều hơn, hoặc có thể họ quá bận tâm đến cuộc sống cá nhân của mình, mặc cho mọi người chờ đợi. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý những giải thiết này không thể áp dụng cho những người luôn trễ nãi trong tất cả mọi thứ, ngay khi sự chậm trễ này có thể đặt họ vào tình thế khó khăn, chẳng hạn như trễ chuyến bay hoặc bỏ lỡ một sự kiện mà họ thật sự muốn tham dự. Trong khi một số người thường xuyên xem đồng hồ trước khi đến hẹn, Kohn nhận thấy số còn lại thì không làm như vậy.
"Có lẽ họ có khuynh hướng cố gắng tập trung vào bất cứ thứ gì họ đang thực hiện và không để ý đến thời gian cho đến khi quá muộn”, ông cho biết. Một nghiên cứu được hiện vào năm 2016 bởi 2 nhà tâm lý học Emily Waldun và Mark McDaniel thuộc trường Đại học Washington (Mỹ) đã tiến hành nhằm kiểm chứng giả thuyết này dựa trên một khái niệm được gọi là Trí Nhớ Tương Lai Theo Thời Gian (TBPM). Trí nhớ tương lai theo thời gian là trí nhớ được kích hoạt bởi một tín hiệu thời gian, cho biết một hành động nhất định cần được thực hiện vào một thời điểm nào đó. Ví dụ, bạn nhờ tối nay 7h TV có chiếu chương trình bạn yêu thích. Trái ngược với Trí nhớ tương lai theo thời gian là Trí nhớ tương lai theo sự kiện, được kích hoạt bởi một tín hiệu môi trường cho biết một hành động cần được thực hiện. Ví dụ, bạn gửi một lá thư sau khi nhìn thấy hòm thư.

Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học cho nhóm tình nguyện viên một khoảng thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, với lợi thế là họ có quyền xem đồng hồ trong suốt quá trình thực hiện. Mọi thứ được thiết lập theo một hướng mà ở đó, tất cả mọi người đều bị cuốn vào công việc của mình đến mức chẳng có cơ hội để ý đến thời gian. Kết quả cho thấy một số người có khả năng ước lượng thời gian tốt hơn số còn lại. Hãy hình dung điều này bằng cách nhớ về những lần lướt Facebook. Vào những buổi sáng, bạn mở mắt dậy, việc đầu tiên bạn làm là lấy điện thoại, lướt Facebook và nghĩ rằng mình chỉ mất 5 phút cho việc đó. Tuy nhiên, mặc dù trong thâm tâm nghĩ rằng chỉ mới 5 phút trôi qua, bạn thật sự đã mất 20 phút nằm trên giường chỉ để lướt Facebook.
Theo Susan Krauss Whitbourne, giáo sư ngành khoa học tâm lý và não bộ của Đại học Massachusetts Amherst, những người giỏi hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ TBPM dường như giỏi hơn khi kiểm soát các hành vi có thời hạn. Theo bà, điều quan trọng là khả năng đánh giá khoảng thời gian có thể mất cho một việc nào đó. Ví dụ như bạn có thể sử dụng Google Maps để ước tính thời gian cần để đi đến một địa điểm, nhưng bạn không thể lường trước được hết những gì sẽ xảy ra trên đường đi. Kế hoạch của bạn tưởng chừng như hoàn hảo nhưng thực tế thì vẫn có thể thất bại.
Hoặc đơn giản hơn, đó là tính cách của bạn. Theo Whitbourne, dựa trên thuyết Phân tâm học, nhiều người tin rằng sự chậm chạp quá độ có thể khiến mọi người đi theo xu hướng tự hủy hoại, khiến họ mắc kẹt trong vòng lặp trễ nãi rồi lại tự trừng phạt chính mình. Trong khi đó, Kohn nghĩ việc này xuất phát từ tính thiếu kỷ luật, khi mọi người nghĩ rằng họ không thể tách ra khỏi một hoạt động mà họ đang thưởng thức hoặc một nhiệm vụ mà họ nhận thấy phải hoàn thành.
Nhà tâm lý học Adoree Durayappah-Harrison giải thích rằng đối với một số người, đi trễ vẫn là lựa chọn tốt hơn. Một số người không thích đến sớm bởi họ không thích phải rơi vào cảm giác chờ đợi người khác. Ngoài ra, nhiều người cũng nghĩ rằng sẽ chẳng ai có mặt vào đúng 7h nếu một sự kiện được tổ chức vào 7h. Một bài báo đăng tải trên tờ New York Times từng cho rằng việc chậm trễ cũng thể xuất phát từ tinh thần lạc quan của một số người, chẳng hạn như họ tin rằng chỉ mất 10 phút để thực hiện một việc lẽ ra phải mất 25 phút nếu mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ.
Dù gì đi nữa thì vẫn có nhiều lý do để giải thích vì sao nhiều người luôn trễ hẹn. Nếu bạn có thể xác định được đâu là nguyên nhân khiến bạn luôn là người tới sau cùng trong các buổi hẹn, chắc chắn bạn sẽ có thể tránh khỏi thói quen xấu này, trừ khi bạn không muốn.

Related Posts:

  • Trái Đất đã may mắn thoát khỏi vụ tấn công liên tiếp của 3 thiên thạchCác nhà khoa học phát hiện có đến 3 thiên thạch trước khi chúng bay đến điểm cực cận với Trái Đất. Trái Đất vừa thoát khỏi vụ tấn công của 3 thiên thạch vào hôm 30/1. Theo Daily Mail,  tất cả 3 thiên thạch đã được… Read More
  • Đồ chơi tình dục trong cổ mộ 2.000 năm của quý tộc nhà HánCác nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy nhiều đồ chơi tình dục bằng đồng và ngọc bích trong ngôi mộ 2.000 năm tuổi của quý tộc thời Hán ở tỉnh Giang Tô. Dương vật giả bằng đồng tìm thấy trong mộ quý tộc nhà Hán. Ảnh: Bảo tàng Y… Read More
  • UFO đỗ gần phòng thí nghiệm của NASA?Các "thợ săn" UFO vừa phát hiện một vật thể hình tròn kỳ lạ trong những bức ảnh Google Earth chụp đường băng của một phòng thí nghiệm thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Vật thể hình đĩa bay trong bức ảnh vệ tinh mới… Read More
  • Hổ lai sư tử cực hiếm tại NgaMột sinh vật hổ lai sư tử cực hiếm đã ra đời tại một sở thú ở miền Nam nước Nga và được đặt tên là Tsar. Sinh vật này có bộ lông màu be giống sư tử bố và có nhiều vằn đen trên người giống hổ mẹ. Con “liger“ có tên Tsar tại … Read More
  • Dịch bệnh thần kinh từ quả vải Ấn ĐộCác nhà khoa học phát hiện quả vải là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thần kinh ở trẻ nhỏ Ấn Độ suốt 22 năm qua. Quả vải bị cho là thủ phạm gây nên dịch bệnh thần kinh ở trẻ em Ấn Độ. Ảnh: Fox News. Từ năm 1995… Read More