3/4/17

Một loài cá là ‘ma túy’ đối với kẻ thù của nó

Thoạt nhìn, nó trông như một thứ vô hại. Nó nhỏ xíu, sáng màu và trông giống một nhân vật phụ đáng yêu trong bộ phim Finding Nemo. Thế nhưng, khi nó mở miệng ra thì hết sức bất ngờ.


Một loài cá là ‘ma túy’ đối với kẻ thù của nó
ảnh minh họa

Cái tên fang blenny được lấy từ chiếc nanh kép của chúng - thứ gắn chặt vào khe trong đầu khi chúng ngậm miệng lại. Điều này đã đủ đáng sợ. Thế nhưng, một số con fang blenny còn cho thêm một chút nước trái cây vào nhát cắn của chúng.

Hình ảnh hộp sọ của fang blenny

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Current Biology, các nhà sinh vật đã mô tả về nọc độc của loài cá sống ở các rạn san hô ở Úc và trên khắp thế giới.

Không giống như nọc độc của nhiều loại động vật khác, nọc độc của fang blenny không gây đau đớn. Mà trên thực tế hoàn toàn ngược lại, nó hoạt động giống như heroin hay các loại morphin khác – tạm thời làm con mồi choáng váng hoặc hoạt động chậm lại.

Bryan Fry – tác giả chính của nghiên cứu – và các đồng nghiệp đã tìm ra điều này bằng cách thu thập những chất độc này một cách cẩn thận, họ cho con các này cắn vào các miếng bông gòn nhỏ và “khi cắn chúng không hề nhút nhát tẹo nào”.

Không phải tất cả các con cá thuộc chi fang blenny đều sinh ra đã có nọc độc, và không phải tất cả những con có nọc độc đều sử dụng cùng một phương pháp tấn công kỳ lạ như vậy. Nghiên cứu mới này chỉ quan sát có 2 loài. Fry và các đồng nghiệp cũng đã lên kế hoạch tìm kiếm các hợp chất bất thường khác ở nhiều thành viên trong chi này hơn.

Ông hy vọng rằng, các nghiên cứu tiếp theo về mặt hóa học của chất độc này có thể giúp phát triển một loại thuốc giảm đau mới – mặc dù những gì nó sẽ mang lại và điều kiện sử dụng vẫn chưa được giải đáp.

Có thể, nọc độc của loài cá này sẽ là một vấn đề thú vị trong tương lai, thì ở hiện tại, sự hiện diện của nó lại hết sức hấp dẫn – quá khứ của nó có lẽ là phần kỳ lạ nhất của câu chuyện này.

Rất lâu trước khi chi fang blenny phát triển nọc độc thì chúng đã có răng nanh. Và thay vì sử dụng để dọa nạt những con cá khác, chúng lại thực sự dùng nanh để ăn.

Tổ tiên chúng có màu sắc rất giống với loài cá lau chùi hữu ích – loài chuyên làm sạch răng của những kẻ săn mồi lớn hơn. Tuy nhiên, thay vì giúp vệ sinh răng miệng như loài kia, tổ tiên của chúng lại nhai thịt của những con lớn hơn, cắn hẳn một miếng ngon lành trước khi quay lại trốn an toàn trong các rạn san hô.

Bây giờ, nọc độc của chúng lại một lần nữa làm thay đổi trò chơi tiến hóa. Kể từ khi những kẻ săn mồi bắt đầu tránh khỏi loài fang blenny, thì các con cá khác bắt đầu bắt chước theo màu của chúng như một cách ngụy trang tự vệ. Thật đúng là gậy ông đập lưng ông.

Related Posts:

  • Truyền máu có làm thay đổi cơ thể và ADN?Có thể bạn sẽ thấy hơi “gờn gợn” khi hình dung máu của ai đó đang chảy trong huyết quản mình bởi máu là một trong những chất dịch cơ thể mà qua đó tất cả các loại bệnh có thể được lây truyền và mang theo ADN của người cho. … Read More
  • Học tập giúp động vật thông minhThực tế là động vật có thể sử dụng các công cụ, có khả năng tự kiểm soát và có kỳ vọng nhất định về cuộc sống có thể được giải thích với sự giúp đỡ của một mô hình học tập mới về hành vi động vật. Ảnh minh họa Các nhà nghiê… Read More
  • Dò mìn bằng cải bó xôiCác kỹ sư thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) vừa trình làng một công nghệ mới biến cải bó xôi (rau chân vịt, spina) thành một thiết bị cảm ứng có thể phát hiện ra chất nổ. Tín hiệu nhận biết chất gây nổ trên lá ra… Read More
  • Sử dụng tế bào gốc để giảm sẹoTheo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Y Stanford, chuột được điều trị bằng hợp chất mới, đã tăng biểu hiện của protein bất hoạt và làm lành vết thương nhưng để lại ít sẹo. Ảnh minh họa Nhóm nghiên cứu … Read More
  • Phụ nữ làm ‘chuyện ấy’ nhiều có trí nhớ tốt hơnCác nhà khoa học người Canada đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện quan hệ tình dục giúp cải thiện khả năng ghi nhớ ngôn từ trừu tượng ở người phụ nữ. Ảnh minh họa Một nhóm các nhà nghiên cứu … Read More