Họ làm thủ tục ma chay cho mẹ hoành tráng để thể hiện mình có hiếu. Vậy đấy lúc mẹ còn sống thì chẳng quan tâm nổi 1 ngày hay gọi lấy 1 cú điện thoại vậy mà đến khi bà cụ chết đi thì mới mâm cao cỗ đầy.
ảnh minh họa
Mỗi lần nhắc đến bà Loan ai cũng xót xa thở dài thương cho người mẹ già ấy. Càng thương bà bao nhiêu thì họ lại trách móc 3 người con bất hiếu của bà bấy nhiêu.
Nhớ lại ngày trước khi chồng mất trẻ vì bệnh ung thư, bà Loan đã phải nén nỗi đau để mạnh mẽ nuôi các con. Thời đó nhà bà nghèo lắm, nhiều lúc cơm cũng chẳng đủ ăn, thấy vậy có vài người thương nên đòi nhận nuôi con của bà rồi đưa cho bà 1 khoản tiền. Nhưng bà nhất định không đồng ý, lúc đó bà ôm con nói trong nước mắt:
- Dù nghèo khổ thế nào tôi cũng chịu được, tôi sẽ không bán con đâu. Tôi sẽ thay bố nó nuôi chúng khôn lớn và tôi tin mình làm được.
Nói là làm, ngày nào bà cũng đạp xe mấy chục cây số để đi làm thuê. Hôm thì đi gánh đá, lúc thì theo người ta đi phụ hồ hoặc cấy lúa thuê. Đến mùa lúa thì bà đi bắt cua để bán, nhiều lúc đau nhức chân tay, lưng đau quá chẳng đi thẳng nổi nhưng bà vẫn cố làm tất cả vì các con.
Nhiều hôm đi làm dở gói cơm nắm với muối vừng ra bị thiu và bốc mùi nhưng bà vẫn cố ăn vì không ăn lấy sức đâu mà làm tiếp. Cuộc đời của người phụ nữ ấy chưa gì là chưa trải qua. Tuy vất vả cực khổ nhưng niềm an ủi lớn nhất của bà Loan là các con học rất giỏi.
3 anh em hay bảo ban nhau học hành, ngày đó chiếc giường lớn 4 mẹ con nằm chung có khi mưa ướt dột nhưng đêm nào họ cũng cười khúc khích, trò chuyện rôm rả. 3 người con của bà Loan còn nói:
- Sau này bọn con lớn bọn con sẽ kiếm thật nhiều tiền rồi xây ngôi nhà thật to để tất cả chúng ta ở chung, khi ấy mẹ sẽ không phải đi làm thuê nữa. Bọn con sẽ nuôi mẹ.
(ảnh minh họa)
Clip cảm động về tình mẹ - Bạn sẽ chẳng tiếc 4 phút để xem clip này
Nghe các con nói vậy người mẹ ấy thấy hạnh phúc vô cùng. Bà nhìn các con rồi bặm chắt môi ứa nước mắt và tự nhủ: “Dù nghèo mấy đi nữa ai cũng có quyền mơ ước mà, vậy nên các con hãy cứ mơ ước và sống thật lạc quan nhé”.
Sau bao năm vất vả mưu sinh nuôi các con cuối cùng chúng cũng khôn lớn. Ai cũng đỗ đạt thành tài rồi dựng vợ gả chồng thậm chí còn mua được nhà và xe ở Hà Nội. Người mẹ già ấy vui mừng vô cùng, ngày ngày bà thắp hương cho chồng mong ông phù hộ cho các con.
Những tưởng cuộc sống của các con khấm khá lên thì bà Loan sẽ được an nhàn và sống sung sướng. Nhưng cứ mỗi lần bắt xe lên Hà Nội được 1 thời gian ngắn người ta lại thấy bà cắp túi đi về. Bà nói sống ở quê quen rồi lên trên đó buồn vì con cái đi làm suốt ngày, hơn nữa đồ đạc hiện đại quá nên bà không biết sử dụng. Có nhiều hôm sợ hỏng đồ của con nên bà nhai tạm mì tôm sống, nhiều lần muốn xuống sảnh chơi nhưng không biết đi thang máy bà đành lầm lũi lủi thủi ở trong nhà 1 mình.
Con dâu của bà đều là người thành phố nên cũng chẳng tình cảm hay trọng mẹ chồng. Các con thì đùn đầy nhau nuôi mẹ nên bà buồn rồi bắt xe về quê vì không muốn phiền hà ai.
Nhiều hôm ở nhà 1 mình, chốc chốc bà lại vào ngó điện thoại xem có ai gọi về không. Có lần máy báo tin nhắn, cả đêm bà bấm đèn lọ mọ đi qua nhà hàng xóm nhờ họ đọc giúp:
- Anh xem giúp tôi có phải bọn nhỏ nhắn tin về không tôi mắt kém quá rồi chẳng thấy chữ.
- Không bác ạ, là tin nhắn của tổng đài.
Ánh mắt mong ngóng háo hức của người mẹ già liền cụp xuống:
- Vậy hả, thật phiền anh quá.
Nhìn người mẹ già lủi thủi chống gậy về người hàng xóm lại xót xa:
- Khổ, vất vả nuôi con khôn lớn giờ con thành đạt rồi cũng chẳng quan tâm gì tới mẹ.
Nhiều lúc cả tháng trời không thấy con gọi về bà nóng ruột vô cùng. Nhưng hễ bà gọi lên hỏi thăm thì các con lại gắt lên:
- Mẹ gọi gì thế, con bận lắm không có thời gian nói chuyện đâu
Hoặc
- Mẹ lại hết tiền à, tiêu gì mà lắm thế mấy tháng trước con mới có 200 đó cơ mà.
Khi mẹ già chưa kịp nói điều gì thì các con đã lạnh lùng cúp máy. Bà buồn nhiều lắm nhưng cứ tìm cách để biện minh cho các con. Rồi 1 dạo sức khỏe bà Loan yếu hẳn, nghe hàng xóm giục lên thành phố khám thì bà cũng lên. Lên đến nơi gọi cho các con nhờ chúng đưa đi thì ai cũng viện lý do nên bà đi khám 1 mình.
Khám xong bác sĩ kêu bà nhập viện gấp vì đã bị ung thư giai đoạn cuối. Cũng may có bảo hiểm nên bà được nằm viện mà không tốn kém gì nhiều. Mỗi lần thấy bà cụ nằm 1 mình mọi người lại hỏi thăm:
- Con cháu đâu mà cụ nằm 1 mình thế này?
Nghe thấy thế bà Loan lại bảo:
- Con tôi sắp vào thăm tôi rồi, nhà chúng nó ở Hà Nội cả, nhưng đứa nào cũng bận chắc lát mới vào bác ạ.
Trăm câu hỏi bà đều trả lời như 1, nhưng khổ nỗi bà nằm đến ngày thứ 2 mà con cái cũng chẳng thấy đâu. Bà gọi cho con cả thì anh ta bảo:
- Bệnh đó trước sau gì cũng chết mẹ nằm viện làm gì cho tốn kém. Hôm nay con phải đi Thanh Hóa chơi gold rồi nên chưa vào được đâu, phải mấy hôm nữa con mới về được.
- Ừ.
Gọi cho con thứ 2 thì chị ấy nói:
- Ở bệnh viện có y tá chăm rồi mà, con đang đi công tác công việc ngập đầu đây này. Mà mẹ mỗi ăn rồi ở nhà chơi sao mà lại mắc ung thư được nhỉ?
Bà buồn rầu gọi cho đứa út thì cậu ta nói:
- Rồi rồi con biết rồi, mẹ phiền quá cơ. Con cái bao nhiêu việc sao lại ốm vào lúc này cơ chứ.
Tắt máy xong bà Loan ôm lấy ngực nước mắt cứ ứa ra, bà thấy cuộc đời mình sao mà cay đắng quá. Trước lúc chết muốn gặp con lần cuối thôi mà cũng khó, đến khi bà không gắng gượng được nữa tắt hơi thở cuối cùng rồi mọi người vẫn chẳng thấy con bà đâu. Bác sĩ xót xa và bực bội liền lấy máy bà gọi cho mấy người con thông báo mẹ họ đã mất lúc đó ai nấy mới tất bật chạy đến. Thậm chí có người còn thở phào vì đỡ 1 gánh nặng. Họ làm thủ tục ma chay cho mẹ hoành tráng để thể hiện mình có hiếu. Vậy đấy lúc mẹ còn sống thì chẳng quan tâm nổi 1 ngày hay gọi lấy 1 cú điện thoại vậy mà đến khi bà cụ chết đi thì mới mâm cao cỗ đầy, tiền vàng đốt nghi ngút thì có ích gì nữa. Phận làm bố mẹ, vất vả cực khổ họ không sợ chỉ sợ duy nhất 1 điều đó là…. Con bất hiếu.
Tình Mẹ