25/4/17

GS mặc quần đùi: Giáo dục ‘đồng phục’ làm học trò không dám nghĩ khác

GS Trương Nguyện Thành chia sẻ muốn phát triển tư duy sáng tạo cần phải bỏ những rào cản về tư tưởng. Sáng tạo đòi hỏi dũng cảm và sự khác biệt.


 GS Trương Nguyện Thành trong bài giảng về Lộ trình sáng tạo. Ảnh: NVCC.
GS Trương Nguyện Thành trong bài giảng về Lộ trình sáng tạo. Ảnh: NVCC.

Ngày 22 và 23/4, GS Trương Nguyện Thành - Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, TP.HCM - mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên nhận được nhiều ý kiến tranh luận. với Báo , GS thể hiện quan điểm về sự sáng tạo và giáo dục.

- Thưa GS Trương Nguyện Thành, gần đây, cộng đồng mạng hình ảnh GS mặc áo vest, quần đùi giảng dạy trước sinh viên. Quan điểm cá nhân của ông như thế nào khi thể hiện phong cách riêng này?

- Hình ảnh tôi mặc áo vest, quần đùi và áo thun là trong bài giảng Innovation Roadmap (Lộ trình sáng tạo) - một sân chơi sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên do ĐH Hoa Sen.

Thông qua hình ảnh này, tôi muốn truyền tải thông điệp đến các bạn sinh viên: Muốn phát triển tư duy sáng tạo cần bỏ những rào cản về tư tưởng, không giới hạn trong suy nghĩ, dũng cảm vượt qua định kiến. Nếu không dũng cảm dấn thân, vượt qua giới hạn của chính mình, bạn sẽ không bao giờ có ý tưởng đột phá.

- Đây là quan điểm riêng của GS hay của cả nhà trường?

- Nền giáo dục của chúng ta mấy chục năm nay, phương pháp giảng dạy vẫn một chiều, thầy nói trò phải nghe, khó chấp nhận cách tư duy khác, quan điểm khác.

Cái lối “đồng phục” đã tồn tại rất lâu trong nhà trường chúng ta, từ quần áo, cặp sách, giày dép, nhãn vở… đến cả khuôn mẫu một bài văn, phải đầy đủ mở bài, thân bài và kết luận, bất chấp câu từ sáo rỗng, vô nghĩa.

Học trò không dám suy nghĩ khác, không dám phản bác một luận điểm, không dám trình bày chính kiến là một nỗi lo. Đáng lo hơn nó trở thành sự rập khuôn trong tư duy và cách nhìn nhận vấn đề. 

Lâu nay, thầy giáo lên lớp vẫn luôn phải trang phục chỉnh tề, quần tây áo vest, cà vạt ngay ngắn. Do vậy, khi thấy một ông GS mặc quần đùi lên lớp, dù là chuyên đề về lộ trình sáng tạo, nhiều người vẫn tỏ ra bất bình, ngỡ ngàng, thậm chí phản ứng dữ dội. Tôi cho rằng đó là điều dễ hiểu.

Thực tế, trên thế giới, rất nhiều vị GS, giảng viên sẵn sàng làm những điều tưởng chừng "điên rồ". Nhưng trên tất cả là tấm lòng đối với học sinh, sinh viên, khát vọng khơi nguồn sáng tạo và giúp học trò hiểu được ý nghĩa của bài học.

Đơn cử, giáo viên lịch sử Chuck Olynyk của trường Phổ thông Theodore Roosevelt, Mỹ chuyên hóa trang thành các nhân vật lịch sử có trong bài giảng suốt 30 năm đứng lớp.

Trước tình trạng sinh viên không chịu đọc giáo trình do lười biếng, GS David Lydic của ĐH Cộng đồng Austin, Mỹ đã mặc chiếc áo thun có dòng chữ “Câu trả lời đã có trong giáo trình” bên trong áo sơ mi. Ông phanh áo ra khi nhận được câu hỏi thừa.

GS Trương Nguyện Thành chụp ảnh cùng sinh viên. Ảnh: NVCC.

- Những lần lên lớp như vậy, sinh viên và khách mời phản ứng như thế nào?

- Phản ứng của sinh viên là "đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác". Tất nhiên, sau tất cả, chính các em sẽ trải nghiệm và lĩnh hội được thông điệp đằng sau bộ trang phục đó là gì.

Khi thầy bước vào, cả lớp vỡ òa lên, vì họ không nghĩ một vị GS lại dám làm điều khác thường như vậy. Sau khi nghe thầy thông điệp bài giảng, các em hiểu và cảm thấy rất thích thú.

- Vậy quan điểm của ông như thế nào về sự sáng tạo?

- Sáng tạo có rất nhiều cách thức và quan điểm khác nhau, chứ không chỉ có một cách thức duy nhất.

-  Môi trường giáo dục luôn có nội quy về trang phục, GS nghĩ việc làm của mình là thật sự phù hợp?

- Văn hóa, nội quy là một phạm trù khác. Còn bộ đồ này đặt trong bối cảnh tiết học tư duy sáng tạo, khởi nghiệp nên không thể đánh đồng được. 

- Từ câu chuyện này, quan điểm trong việc giảng dạy của GS là gì?

- Thông điệp tôi muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ nói chung và sinh viên ĐH Hoa Sen nói riêng: Sáng tạo đòi hỏi dũng cảm vì sự khác biệt, đôi khi là "cô độc" đến nghiệt ngã. Khởi nghiệp cũng vậy. 

GS Trương Nguyện Thành sinh năm 1961, là tiến sĩ ngành Hóa và Tính toán. Ông có hai bằng sáng chế quốc tế về công nghệ thông tin; xuất bản 180 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành hóa và công nghệ thông tin; xuất bản hơn 150 bài báo trình bày tại các hội thảo chuyên ngành quốc tế.

GS Trương Nguyện Thành từng công tác tại ĐH Utah, Mỹ, sống và làm việc 38 năm tại Mỹ.

Related Posts:

  • Nữ tiến sĩ giải mã ‘túi khôn của người Tày’Sau nhiều năm du học ở Trung Quốc, tiến sĩ Triệu Thị Kiều Dung trở về quê hương, dồn tâm huyết khôi phục và khám phá “túi khôn” của dân tộc mình. ảnh minh họa Những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tày coi chữ Nôm Tày là chi… Read More
  • 60 ngày để điều tra vụ tai nạn của tàu Hải Thành 268 giờ sáng 1-4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể một thuyền viên tàu Hải Thành 26 trong khu vực tàu. ảnh minh họa Sau đó, qua camera quan sát, họ phát hiện thêm thi thể hai thuyền viên kẹt trong khoang máy. Như vậy, … Read More
  • Tỉnh ủy chỉ đạo làm rõ vụ xe công chở gỗ lậuNgày 1-4, Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết trước thông tin Báo Pháp Luật TP. HCM phản ánh “Dùng xe biển xanh chở gỗ lậu”, Bí thư Tỉnh ủy, ông Hoàng Đăng Quang đã có chỉ đạo làm rõ. ảnh minh họa Theo đó, công văn số 646… Read More
  • Đúng, sai từ lệnh cẩu xe của ông HảiỞ đợt dọn dẹp lòng, lề đường lần này của TP.HCM, không chỉ là số vụ tháo dỡ, đập bỏ các vật cản trái phép, quận 1 còn áp đảo các nơi khác về số trường hợp cẩu xe vi phạm. ảnh minh họa Ứng với quận này là hình ảnh ông Đoàn N… Read More
  • Phan Anh, Tùng Dương kêu gọi nâng cao nhận thức về chứng tự kỷNhiều nghệ sĩ Việt tham gia chương trình âm nhạc đường phố “Tôi đã hiểu, còn bạn ?” để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chứng tự kỷ. ảnh minh họa XEM VIDEO CLIP: Chương trình âm nhạc đường phố “Tôi đã h… Read More