Cách đây không lâu, tôi rùng mình khi nghe về một trường hợp cha mẹ gửi con ở nhà cho ông bà, để rảnh rang làm việc nhà, bà đưa cho cháu gái 1 tuổi đôi đũa và một ổ bánh mì để nghịch.
Đôi đũa cắm sâu vào lưỡi bé khi được đưa đến bệnh viện.
Trong khi bà đang lúi húi làm việc trong bếp, hoàn toàn không để ý đến cháu gái đang chơi ở ngoài phòng khách thì một tiếng hét thất thanh vang lên. Bà giật mình quay lại thì cảnh tượng kinh hãi hiện ra trước mắt: cháu bị chiếc đũa chọc xuyên qua miệng. Máu trào ra ồ ạt từ miệng và khoang mũi. Bà vội vàng lao vào bế cháu, vừa khóc vừa chạy đi cầu cứu những người hàng xóm xung quanh. Tình trạng của bé gái rất nguy kịch vì đầu đũa đâm lên tới não. Một trường hợp khác, Bé Li Kaiyi (người Trung Quốc), 18 tháng tuổi, không may bị trượt chân ngã khi đang ngậm một chiếc đũa trong miệng. Do bị ngã về phía trước nên chiếc đũa đâm qua miệng và đi thẳng vào não…
Đây không phải lần đầu chúng ta đọc được những thông tin tai nạn khó lường từ đĩa, thìa… đến con trẻ. Chúng ta đôi khi chủ quan cho rằng chỉ có trẻ nhỏ mới trở thành nạn nhân của các tai nạn thương tâm này, nhưng không phải. Một cậu học sinh 12 tuổi sống tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc cũng trở thành nạn nhân khi cậu bé tranh thủ giờ ra chơi đã chạy ra căng tin của trường mua một hộp mì ăn liền. Sợ muộn học, cậu bé vừa đi vừa ăn. Không may, chiếc xe máy điện của một phụ huynh trong lớp đi trên sân trường đã lao đến đâm ngã cậu bé làm đôi đũa chọc thẳng vào họng, xuyên thủng sâu vào cổ họng cậu bé. May mắn là cậu bé không gặp nguy hiểm gì đến tính mạng.
Người cha tàn tật cơ cực chăm con khi mất vợ
Sáng nay, một bé gái 9 tuổi đang cầm đũa ăn cơm ngoài sân thì bị các anh chơi đá bóng va phải. Tai nạn khiến cô bé bị hai chiếc đũa cắm sâu vào lưỡi. Bé được người nhà chuyển thẳng đến cấp cứu tại bệnh viện Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) trong tình trạng đũa cắm xuyên lưỡi đến sàn miệng. Sau khi được hội chẩn, bé được đưa lên khoa Tai Mũi Họng để mổ cấp cứu lấy dị vật. Ca mổ kéo dài hơn một tiếng, các bác sĩ đã gây mê, sau đó dùng kéo cắt đũa ngắn lại rồi rút dần từng cây đũa. May mắn, lo ngại chảy máu khi mổ đã không xảy ra. Hiện bệnh nhi hoàn toàn khỏe khoắn, vết thương không có dấu hiệu nhiễm trùng.
Trẻ thường rất thích chơi với những đồ vật nhỏ, dài như thìa, đũa vì chúng có thể cầm nắm được dễ dàng. Bởi vậy rất nhiều trẻ đã đòi cha mẹ phải đưa cho chúng những vật dụng tương tự để làm đồ chơi. Tuy nhiên, trẻ cũng rất hiếu động và không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Việc chạy nhảy có kèm theo một vật dài và sắc nhọn là rất nguy hiểm cho trẻ bởi chúng có thể chọc vào mắt, miệng trẻ gây ra những hậu quả vô cùng thương tâm.
Khách quan mà nói, những tai nạn như thế này ngay cả người lớn kỹ tính cũng khó tránh khỏi; nên để không xảy ra những điều đáng tiếc, chúng ta phải hạn chế tối đa những nguy cơ xung quanh con cái mình bằng cách:
- Cha mẹ cần giữ trẻ tránh xa những vật dụng có thể gây nguy hiểm như thìa, đũa, đĩa, bút, thước, đinh, kéo, dao...
- Khi trẻ bắt đầu nghe và hiểu, cha mẹ cần giải thích cách dùng và những nguy hiểm nếu có của đồ vật cho trẻ hiểu. Cần dạy trẻ cách sử dụng an toàn và cách phòng tránh tai nạn đối với các vật dụng trong nhà để tạo ra những kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ.
- Khi cho con ăn, phụ huynh không nên cho các em ăn bằng đũa hoặc ngậm đũa và các vật dụng nhọn.
- Cha mẹ nên dạy trẻ không nên vừa đi vừa ăn, hoặc ăn ở sân chơi… dễ bị tai nạn bất ngờ.
- Trong trường hợp gặp nạn, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức và tuyệt đối không được rút dị vật ra khỏi vị trí.
Mẹ chăm con không quãng tháng ngày. Con nuôi mẹ kể ngày kể đêm...