10/4/17

Các nhà khoa học đang muốn khoan thủng vỏ Trái đất

Tàu Chikyu của Nhật Bản có thể sẽ đánh dấu chuyến đi lịch sử lầu tiên nhằm khoan thủng vỏ Trái đất sớm nhất vào năm 2030.


Máy khoan của tàu Chikyu sẽ phải đi sâu qua 4km nước và 5,9km vỏ trái đất (crust) mới đến được lớp vỏ phủ (mantle)
Máy khoan của tàu Chikyu sẽ phải đi sâu qua 4km nước và 5,9km vỏ trái đất (crust) mới đến được lớp vỏ phủ (mantle)

Chúng ta đã từng có dịp biết đến những thứ nằm dưới lớp vỏ Trái đất thông qua ngọn núi lửa Icelandic của nhà văn tiên tri Jules Verne, nhưng dù sao đó vẫn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của một nhà văn. Tuy nhiên, con tàu khoan lớn nhất của Cơ quan Công nghệ và Khoa học Biển-Trái đất (JAMSTEC), Nhật Bản, con tàu có tên "Chikyu" lại hoàn toàn thực tế. Lần đầu tiên, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đang dự định dùng con tay Chikyu để khoan vào vỏ Trái đất.

Theo Engadget, nhóm các nhà khoa học của JAMSTEC sẽ thực hiện nghiên cứu sơ bộ ban đầu trong 2 tuần ở dưới vùng biển ngoài khơi Hawaii vào tháng Chín tới, để xác định tàu Chikyu sẽ khoan vào chỗ nào. Nếu địa điểm này không phù hợp, họ sẽ xem xét các lựa chọn khác ở vùng biển ngoài Costa Rica và ngoài Mexico. Cả ba vị trí trên đều ở ngoài biển, vì lớp vỏ Trái đất trong lục địa dày gấp đôi lớp vỏ ở ngoài đại dương.

Máy khoan của tàu Chikyu sẽ phải đi sâu qua 2,5 dặm (4km) nước và 3,7 dặm (5,9km) vỏ trái đất mới đến được lớp vỏ phủ, lớp chiếm khoảng 84% khối lượng hành tinh chúng ta. Đó là một lớp đá silicat chảy chậm và ảnh hưởng đến hoạt động của núi lửa, cũng như sự vận động của các lớp kiến tạo gây ra động đất. Chính phủ Nhật Bản đang tài trợ một phần cho dự án này, với hy vọng rằng dự án sẽ mang đến những cách tốt hơn để dự đoán các hiện tượng trái đất. Những năm gần đây, Nhật Bản đã phải chịu một số vụ động đất, rung lắc mạnh.

Hành trình của tàu Chikyu

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu về ranh giới giữa lớp vỏ đại dương và lớp phủ trái đất để hiểu về lớp vỏ trái đất được hình thành như thế nào. Thêm vào đó, họ muốn biết cuộc sống vi khuẩn có tồn tại sâu trong hành tinh này hay không. Các nhà khoa học hy vọng sẽ bắt đầu quá trình khoan chậm nhất vào năm 2030. Hiện tại, họ cần phải tìm ra vị trí hoàn hảo để khoan và phương án tài trợ cho dự án trị giá 542 triệu USD này.

Related Posts:

  • Ăn ít giúp chúng ta sống lâu hơn?Hạn chế lượng calo - bao gồm nhịn đói cả ngày hoặc hoặc giảm quyết liệt lượng calo trong một thời gian - là kiểu ăn uống nghe chừng có vẻ không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy nó thực s… Read More
  • UFO ngăn cản ba máy bay Trung Quốc hạ cánhBa chiếc máy bay Trung Quốc không thể hạ cánh đúng lịch trình do một vật thể bay không xác định (UFO) xuất hiện trong khu vực một sân bay phía tây nam nước này. Sân bay thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: … Read More
  • Phát hiện ‘rồng non’ quý hiếm trong 5 hang động CroatiaCác nhà nghiên cứu tìm thấy thêm những con manh giông mù quý hiếm được mệnh danh là rồng non trong 5 hang động nhờ ADN mà loài vật này lưu lại trong nước. Manh giông hay còn gọi là “rồng non“ là động vật quý hiếm được bảo v… Read More
  • Đi dép lê trong lớp giúp trẻ học tốt hơnThay vì đi giày ở lớp, học sinh Trường tiểu học Findern ở thành phố Derby (miền Trung nước Anh) được khuyến khích đi dép lê. Việc này đã mang lại thành công lớn đó là kết quả học tập của các em được cải thiện hơn hẳn. Cô gi… Read More
  • Nga sản xuất ‘làn da thứ hai’ cho lính đặc nhiệmKể từ năm 2017, lính đặc nhiệm của Cơ quan An ninh và Lực lượng Cảnh vệ Nga được trang bị loại đồ lót giữ nhiệt “siêu đẳng”. Trang phục giữ nhiệt“Phantom” Bộ đồ này có khả năng đảm bảo điều kiện ổn định cho cơ thể khi nhiệt… Read More