13/3/17

Mẹ bầu thiếu chất này sinh con ra dễ bị não úng thủy, chết dần chết mòn như bé Đức Lộc

Mấy ngày nay em thấy mấy mẹ truyền tay nhau thông tin về bé Phạm Đức Lộc (8 tháng tuổi) mắc phải chứng bệnh não úng thủy hiểm nghèo bị gia đình bỏ rơi trước cổng chùa (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) thấy mà xót xa quá.


Mẹ bầu thiếu chất này sinh con ra dễ bị não úng thủy, chết dần chết mòn như bé Đức Lộc
ảnh minh họa

Đước biết là bệnh tình của bé khá nguy kịch mặc dù đã trải qua hơn 7 lần lên bàn mổ và phải liên tục chuyển viện. Và 2 tháng gần đây đã được chuyển qua viện tại Singapore, tình trạng của bé Đức Lộc vẫn không mấy khả quan.
Khi có thông tin các bác sĩ tại Singapore nói lời xin lỗi vì đã bó tay, không còn phác đồ điều trị và không thể cứu con khỏi căn bệnh quái ác. Do sau mấy lần phẫu thuật, não con đã mất hết, cạn hết rồi, nghe đến đó mà trái tim của những người từng làm mẹ như em thấy quặn lại, đau đớn tột cùng.

Bé Đức Lộc: Từ đứa trẻ bị bỏ rơi đến cuộc chiến chống lại não úng thủy

XEM VIDEO CLIP:

Vì sao một thiên thần bé nhỏ như con lại mắc phải căn bệnh quái ác mang tên não úng thủy này?
Não úng thủy là tình trạng dư thừa một loại chất lỏng trong não (dịch não tủy), một trong những dị tật của ống thần kinh, nguyên nhân chính do bẩm sinh. Sự dư thừa này làm cho đầu của trẻ ngày càng to dần và làm nhu mô não bị tổn thương. Não úng thủy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ đặc biệt là hệ thần kinh.
Bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Theo số liệu nghiên cứu của Viện quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ (Mỹ), cứ 500 trẻ sơ sinh có 1 trẻ bị bệnh não úng thủy.
Theo em hiểu thì bệnh này có 2 loại não úng thủy là não úng thủy tắc nghẽn (hay não úng thủy không lưu) và não úng thủy không tắc nghẽn (còn gọi là não úng thủy lưu thông). Dưới đây là nguyên nhân gây bệnh của từng trường hợp cụ thể.
Não úng thủy tắc nghẽn hay não úng thủy không lưu thông:

- Do bất thường của kênh Sylvius hoặc do tổn thương não thất bốn. Các bất thường cấu trúc kênh Sylvius thường gây hẹp đường lưu thông dịch não tủy.
- Do viêm màng não mủ hay xuất huyết não trong giai đoạn sơ sinh, lớp tế bào nội tủy lót các não thất bong ra làm các tế bào nhện bị kích thích tăng sinh gây hẹp kênh.
- Do các nhiễm trùng trong giai đoạn bào thai, thường được biết dưới tên TORCH (Toxoplasmosis, Rubella, Cytomegalovirus, Hepatitis) cũng là những nguyên nhân gây não úng thủy. U não, đặc biệt là u hố sau gây cản trở lưu thông dịch não tủy và gây não úng thủy rất nhanh với các dấu hiệu tăng áp nội sọ rất nặng ở trẻ lớn.
Hậu quả là gây ra các dị tật bẩm sinh gây não úng thủy có thể bao gồm dị tật Chiari, hội chứng Dandy - Walker...
Não úng thủy không tắc nghẽn hay não úng thủy lưu thông:
- Là hậu quả của xuất huyết trong não, thường gặp ở trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc trẻ nhũ nhi thiếu vitamin K.
- Viêm màng não mủ do phế cầu hoặc viêm màng não do lao gây dịch tiết quánh đặc bám vào các nút nhện (arachnoid granulations) cũng làm suy giảm chức năng các nút hấp thu này.
- Biến chứng xâm nhập màng não của bệnh bạch cầu cấp cũng là nguyên nhân có thể gặp của não úng thủy.
Bệnh não úng thủy làm tổn thương trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương nên sẽ để lại nhiều biến chứng trầm trọng khi mô não bị chèn ép sẽ dẫn tới những biến chứng thường gặp nhất ở trẻ là viêm màng não mủ, mù, điếc, liệt hai chi, chậm phát triển, không nói được, động kinh và nặng hơn là tử vong.
Bên cạnh đặc điểm chính là những thay đổi bất thưởng của kích cỡ vòng đầu của trẻ, các chị có thể căn cứ vào nhiều dấu hiệu khác của bệnh để xác định.

  • Những trẻ bị não úng thủy thường có những biểu hiện khác biệt so với những trẻ bình thường như trẻ thường xuyên giật mình thậm chí khi nghe một tiếng động hoặc âm thanh rất nhỏ.
  • Trẻ bị úng não thủy cũng xuất hiện một số các dấu hiệu như khó bú, rất hay bị sặc sữa hoặc nôn vọt. Trẻ rất khó ngủ, hay khóc, khi nằm đầu nghẹo sang một bên. Hành vi ngày càng chậm dần, tay trẻ thường nắm rất chặt.
  • Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng gợi ý là dễ kích thích, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa. Dấu hiệu nhức dầu nổi bật ở nhóm trẻ này. Các dấu hiệu khác có thể thấy như phù gai thị, dấu hiệu tổn thương bó tháp...

BỆNH NÃO ÚNG THỦY Ở TRẺ EM

XEM VIDEO CLIP:

Bệnh não úng thủy có thể điều trị được với trường hợp phải phát hiệm sớm và phẫu thuật kịp thời. Sau khi được điều trị thì trí tuệ của trẻ vẫn phát triển bình thường, quan trọng là thời điểm phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Thời điểm phẫu thuật tốt nhất cho bệnh này là dưới sáu tháng tuổi.
Các mẹ lưu lại những điều này để làm kiến thức cho mình nhé, khi thấy con có những biểu hiện bất thường thì đưa đi khám ngay, đặc biệt là đầu to bất thường nhé. Bên cạnh yếu tố duy truyền thì việc mẹ bầu ăn thiếu vitamin K cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, trong quá trình mang thai các mẹ nhớ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin K nhé.
Ngoài ra, dị tật ống thần kinh có thể phòng ngừa được nếu bà mẹ uống bổ sung acid folic. Acid folic (còn gọi là vitamin B9) thuộc vitamin nhóm B, có vai trò giúp cho sự đóng ống thần kinh được hoàn chỉnh trong thời kỳ bào thai. Tuy nhiên, acid folic chỉ có vai trò trong một thời điểm nhất định. Ngoài tác dụng chống dị tật ống thần kinh, acid folic còn có vai trò quan trọng trong việc giúp gia tăng hồng cầu.
Nếu thai phụ sử dụng đúng còn giúp làm tăng trọng lượng em bé khi sinh. Vì vậy, bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ đã lập gia đình sử dụng acid folic trước khi có dự định mang thai ba tháng và trong ba tháng đầu của thai kỳ nhé các mẹ.

Related Posts: