2/3/17

Hoóc môn “âu yếm” oxytocin có liên quan với sự ngờ vực

Mặt trái của hoóc môn được mệnh danh là "hóa chất âu yếm" oxytocin đã được làm sáng tỏ trong một nghiên cứu mới đây, liên hệ hoóc môn này với sự ngờ vực.


Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã tìm hiểu xem liệu oxytocin có ảnh hưởng đến cách chúng ta xây dựng cảm giác tin tưởng khi giao tiếp bằng mắt hay không.

Khi chúng ta giao tiếp, đôi mắt sẽ tự động chuyển tải những cảm xúc bao gồm sự thân mật và kiểm soát xã hội. Tuy nhiên, quá trình này còn ít được hiểu rõ.

Khi giao tiếp bằng mắt, oxytocin được giải phóng và đồng tử của chúng ta có xu hướng sao chép lại đồng tử của đối tác. Đây là một hiện tượng được gọi là “đồng tử bắt chước”, và tác động đến mức độ tin tưởng. Khi đồng tử của một người giãn ra, những người khác có xu hướng tin tưởng họ hơn. Khi chúng co lại, những người khác sẽ ít tin tưởng hơn. Nhưng niềm tin được xây dựng mạnh nhất khi mắt đồng bộ hóa.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong khi oxytocin được coi là chất giúp gắn kết các mối quan hệ của con người, nó không chỉ không giúp xây dựng lòng tin, mà trong thực tế còn có thể làm yếu nó. Oxytocin đã được thấy là làm yếu hiện tượng giãn đồng tử bắt chước và tăng co đồng tử, phản ánh nghiên cứu trước đây đã phát hiện thấy hoóc môn này cũng khiến mọi người sao chép khuôn mặt tức giận của người khác, chứ không phải khuôn mặt hạnh phúc. Điều này phù hợp với nghiên cứu cho thấy oxytocin cải thiện khả năng của chúng ta phân biệt giữa những khuôn mặt đáng tin và không đáng tin.

Các nhà khoa học từ Đại học Lieden giải thích: "Thiên nhiên không bao giờ ban thưởng cho sự khờ khạo và nhìn từ quan điểm tiến hóa có thể suy ra rằng oxytocin không thúc đẩy sự tin tưởng một cách vô điều kiện, mà thay vào đó, nó tăng sự cảnh giác và “mài giũa” kích thích đồng dạng của các tín hiệu xã hội cảm nhận được".

Để đi đến những phát hiện này, những người tham gia nghiên cứu được mời đến phòng thí nghiệm hai lần, một lần được điều trị bằng thuốc xịt oxytocin vào mũi và một lần với bình xịt giả dược. Những người tham gia được nhận 6 euro, và được nói rằng họ có thể đầu tư, hoặc chuyển trở lại, 0, 2, 4 hoặc 6 euro cho một đối tác, biết rằng khoản đầu tư của họ sẽ tăng gấp ba lần.

Trước khi quyết định đầu tư, những người tham gia được xem một đoạn clip ngắn trong đó mắt đối tác của họ giãn ra, co lại hoặc không thay đổi kích thước. Những người tham gia được yêu cầu chơi trò chơi niềm tin với các đối tác ảo, sau đó được hỏi họ có nhận thấy bất cứ điều gì đặc biệt trong mắt đối tác của mình hay không, và liệu họ có thể đoán nghiên cứu là về vấn đề gì hay không. Không ai đoán đúng.

Những người tham gia được nhận oxytocin đầu tư ít hơn cho những đối tác có đồng tử co hơn là những người được nhận giả dược, cho thấy sự liên quan giữa oxytocin và mức độ nhạy cảm một người với mắt của người khác.

TS Mariska Kret, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Leiden và là đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích: "nghiên cứu này cho thấy hiện tượng “bắt chước đồng tử” và liên quan của nó với niềm tin chịu ảnh hưởng củai oxytocin. Quan điểm về oxytocin đang thay đổi. Nó không còn.. được coi là hoóc môn âu yếm, chìa khóa của sự tin tưởng vô điều kiện nữa, mà nó thực sự cũng có mặt trái. Trong một số trường hợp, thậm chí nó có thể làm giảm sự tin cậy.

"Bước tiếp theo là nghiên cứu về các cơ chế thần kinh," bà nói thêm. "Tôi dự đoán rằng bắt chước đồng tử giống như một"công cụ cảm nhận”, nó cho phép một người “đi guốc trong bụng” người khác, hiểu được cảm xúc và ý định của họ".

"Đó là biểu hiện rất tinh tế của trạng thái tâm trí bên trong chúng ta có thể biểu hiện một cách vô thức cho những người khác và ảnh hưởng đến phán đoán của họ, mà trong trường hợp này là sự đánh giá về mức độ tin cậy".

Related Posts:

  • ‘Làng sao Hỏa’ dự kiến tiêu tốn khoảng 61 triệu USDGiới khoa học Trung Quốc cho biết dự án nghiên cứu kết hợp giáo dục và du lịch mang tên "Làng sao Hỏa" sẽ tiêu tốn khoảng 61,1 triệu USD. ảnh minh họa SCMP hôm 6/9 cho biết, Trung Quốc sẽ đầu tư 61,1 triệu USD xây dựng dự án… Read More
  • Dùng virút Zika điều trị u não GBM tăng triểnLoại virút từng gây lo lắng với các thai phụ vì nguy cơ sinh con bị đầu nhỏ - virút Zika, vừa được các nhà khoa học Mỹ thử nghiệm trong điều trị u não và cho kết quả khả quan. ảnh minh họa Theo đài BBC (Anh) nghiên cứu mới c… Read More
  • Tìm ra ‘bí mật’ khiến ong mật thành ong chúaKhông phải do sinh ra đã có, việc một con ong mật biến thành ong thợ hay ong chúa phụ thuộc vào... thức ăn của chúng. ảnh minh họa Trong một bài báo mới đây trên PLOS Genetics, các nhà khoa học đã tìm ra những phân tử trong … Read More
  • Con người không thể trường sinhCác nhà khoa học Hà Lan đã đưa ra tuyên bố rõ ràng: con người chỉ sống tối đa đến 115 tuổi. ảnh minh họa Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở ĐH Tilburg và Rotterdam (Hà Lan), dẫu tuổi thọ của phụ nữ vẫn tốt hơn 
của nam g… Read More
  • Công nhân khai thác mỏ phát hiện vật thể nghi UFO?Một vật thể nghi UFO vừa được nhiều công nhân khai thác mỏ tìm thấy gây xôn xao giới khoa học. ảnh minh họa Nhiều công nhân khai thác mỏ ở Nga bất ngờ công bố phát hiện ra nhiều vật thể lạ hình đĩa có hình dáng tương tự như … Read More