2/2/17

Trẻ bị ngộ độc, dị ứng trà sữa - Cha mẹ cần làm gì ngay lập tức?

Việc biết các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị dị ứng cũng như cách cấp cứu kịp thời rất quan trọng đấy nhé!


Cậu bé phải nhập viện ngày mùng 3 Tết vì trà sữa (Ảnh: facebook)
Cậu bé phải nhập viện ngày mùng 3 Tết vì trà sữa (Ảnh: facebook)

Ngày mùng 3 Tết vừa qua, trên MXH đã chia sẻ hình ảnh bé trai phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng sưng phù gương mặt, dấu hiệu bị dị ứng nặng. Theo thông tin chia sẻ của mẹ bé, sau khi cho con nhập viện và nói lịch trình ăn uống, các bác sĩ đã kết luận bé bị ngộ độc trà sữa và phải cấp cứu gấp. 

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc trà sữa ở trẻ nhỏ

Bên cạnh việc các loại trà sữa được pha chế bằng các nguyên liệu không rõ nguồn gốc, các loại sữa bột nguy hiểm thì ngay đến các cốc trà sữa được sử dụng nguồn nguyên liệu đảm bảo vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho trẻ nhỏ.

1. Trẻ bị dị ứng với thành phần sữa bò

Dị ứng sữa bò không hề hiếm gặp trên thế giới và ở Việt Nam. Đó là tình trạng cơ thể của trẻ mẫn cảm với thành phần đạm sữa bò, gây ra phản ứng. Dị ứng xảy ra có thể rất đột ngột: ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Cũng có trường hợp dị ứng diễn ra khó phát hiện hơn như trẻ khó chịu, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy… nên cha mẹ khó đoán bệnh vì hay nhầm với các triệu chứng bệnh lý khác.

2. Trẻ bị dị ứng thực phẩm do dung nạp chất lạ 

Cha mẹ thường chủ quan cho rằng mình cũng uống loại trà sữa đó và không gặp vấn đề gì tức là con trẻ cũng an toàn. Điều này hoàn toàn không đơn giản như vậy. Thực tế, sự phát triển cơ thể ở trẻ nhỏ và người lớn hoàn toàn khác nhau, do đó, có rất nhiều loại thực phẩm người lớn có thể dung nạp dễ dàng nhưng trẻ nhỏ lại dễ bị ngộ độc. Do đó, tốt nhất đối với những loại thực phẩm, đồ uống lạ, cha mẹ nên để trẻ tiếp xúc từng chút một để kiểm tra phản ứng.

Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng trà sữa

- Mẹ có thể cấp cứu cho trẻ bằng cách lấy 1 thìa bột vitamin C hòa chung với 1 ly nước và cho trẻ uống. Nếu không cảm thấy kết quả sau 15 phút thì dùng các thuốc chống axít như maalox, kreamin-S (nhưng nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng).

- Nếu thấy các triệu chứng không giảm, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

- Nếu triệu chứng thuyên giảm, trong 4 ngày sau đó, mẹ không nên để bé ăn các thực phẩm sau đây: trứng và các loại thực phẩm có pha trứng; đồ uống màu đậm như trà, cà phê, coca, lúa mỳ, chocolate, sữa và các sản phẩm làm từ sữa, cà chua và trái cây chua như chanh, bưởi, cam, đường...

Related Posts: