Nơi tôi sống và lớn lên chẳng qua chỉ là một thị trấn đánh cá nhỏ bình thường. Khi còn trẻ cha tôi đã một mình vất vả nuôi nấng tôi. Từ bé cha tôi chẳng hề được đọc qua một cuốn sách nào… cho nên theo lẽ đương nhiên cha đã trở thành một ngư phu ở đây.
ảnh minh họa
Cha tôi cũng giống như bao người cha truyền thống khác… vừa nghiêm khắc lại ít nói. Trong ấn tượng của tôi, dường như cha chưa từng biết phải làm thế nào để biểu đạt tình cảm của ông dành cho tôi… càng khỏi phải nói hay trông mong rằng ông ấy sẽ nói lên những tình cảm của mình. Có lẽ mỉm cười hay xoa xoa đầu tôi e rằng cũng là giới hạn cuối cùng của ông ấy rồi.
Còn những lần tôi mắc phải lỗi lầm, la mắng và trách móc thì cũng rất dễ chịu rồi. Nhưng, trong ký ức của tôi, cha rất ít khi đánh tôi, ngoại trừ lần ngoại lệ kia là… tôi đã lấy cắp cái ví đựng viết tại một cửa hàng nhỏ và bị bắt… Lần đó tôi đã khóc, cha cũng khóc. Đêm đó, trong lúc cha vào phòng thoa thuốc giúp tôi… Cha đã đặt cái ví đựng viết lên đầu gối ngủ của tôi… tôi chỉ biết giả vờ ngủ mà chẳng dám dậy… Tôi biết, cha rất yêu tôi.
Đa phần cuộc sống của chúng tôi đều rất vất vả, nhưng cha đã luôn không ngừng nổ lực cố gắng. Bởi vì từ trước đến nay, cha tôi luôn có một hi vọng là chúng tôi sẽ có một căn phòng thuộc về riêng mình. Cha tôi đã nhất định phải nổ lực hơn bất kỳ ai khác để có thể tiến gần hơn với ước mơ của ông. Tết năm đó, chúng tôi cũng đã có một căn phòng của riêng mình. Hôm đó, cha tôi đã rất vui, tôi cũng rất vui.
Thời gian trôi qua thật nhanh, giống như mỗi lời nói của tôi vậy… Thời gian qua rồi thì không thể quay lại được nữa… Năm cha tôi 58 tuổi, ông đổ bệnh… Khi ra ngoài ông còn không nhớ đường về nhà. Ga giường mấy ngày trước phơi còn chưa kịp khô thì ghế sofa hôm nay lại ướt rồi. Sự nghiệp của tôi vừa mới bắt đầu, tôi phải thường xuyên vội vã trở về… để đưa ông về nhà. Tình trạng căn bệnh ngày càng chuyển xấu đi, có lúc thậm chí ông còn chẳng nhớ tôi là ai nữa. Đôi lúc thì tỉnh táo, đôi lúc lại mơ hồ… và giờ đây nó đã vượt quá khả năng chăm sóc của tôi rồi.
Tôi đưa cha đến viện dưỡng lão, để hi vọng cha có được một sự chăm sóc tốt hơn. Còn tôi, sẽ lại có thể tiếp tục được cuộc sống của mình. Một ngày, cha tôi được tỉnh táo và gọi điện cho tôi… Tôi vội vã chạy đến viện dưỡng lão. Ở trước cửa phòng, tôi đã tận tai, tận mắt thấy được những lời cằn nhằn, chì chiết của người bảo hộ với cha tôi. Tôi đã cãi vã với bà ta một trận thật lớn và đuổi bà ta ra khỏi phòng. Đến khi khoảng khắc căn phòng yên tĩnh lại, chỉ còn nghe được tiếng nước tiểu mất kiểm soát của cha tôi nhỏ giọt dưới giường, và một bức thư ở trên bàn của cha tôi. Trong đó là những dòng chữ rất cố gắng của ông và một bức ảnh ố vàng. Trong thư cha tôi viết rằng: “Cha xin lỗi, bệnh của cha đã gây cho con quá nhiều phiền phức. Cha thật sự đã không muốn quên con. Cha đã rất cố gắng để nhớ con. Con nhớ phải biết tự chăm sóc lấy mình“. Đằng sau lá thư là một tờ giấy bảo hiểm, đó chính là sự nổ lực suốt cuộc đời của ông ấy, và tình yêu cả đời ông dành cho tôi.
Tôi quyết định đưa ông trở về nhà. Cảm thấy hối hận với những gì đã tôi đã đối xử với ông. Tôi ôm ông vào lòng và khóc như một đứa nít.
P/s: Trong bức thư ngoài lá thư và tờ giấy bảo hiểm, còn có một mẩu giấy nhỏ mà người cha đã viết cho con trai mình:” Đúng rồi, trong lúc cha còn nhớ, cha muốn nói với con là căn phòng này cha để dành cho con”.
[Chuyển thể từ phim ngắn “Người cha mất trí của tôi”]