21/1/17

Thiếu giáo viên tiếng Anh nhưng khó tuyển dụng

Ở TP.HCM, hầu như trường nào cũng có nhu cầu giáo viên tiếng Anh, nhưng thực tế việc tuyển dụng rất khó...


Thiếu giáo viên tiếng Anh nhưng khó tuyển dụng
ảnh minh họa

Tại Q.Tân Phú, các trường chủ động hợp đồng với giáo viên để thực hiện do quy định giáo viên tiếng Anh không có định biên riêng mà tính chung vào định biên của trường từ 1,2 - 1,5 giáo viên/lớp. Do vậy, sau khi tính đủ số giáo viên chủ nhiệm cho đủ số lớp, còn lại mới tính biên chế cho giáo viên thể dục, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh…

Còn tại Q.Bình Tân, đợt 1 tuyển mới được 2/3 chỉ tiêu, sau đó quận phải xin chủ trương cho tuyển KT3 nhưng phải đến khi kết thúc học kỳ 1 mới tiếp nhận đủ số giáo viên theo yêu cầu. Tuy nhiên, một lãnh đạo phòng GD quận này cho hay: “Việc tuyển KT3 không phải quận nào cũng được thực hiện vì còn liên quan đến nhiều vấn đề. Phải có sự đồng ý của TP mới được phép. Trước đây có một quận lo ngại thiếu giáo viên nên chủ động tuyển đã bị phạt”.

Một trường tiểu học có tiếng tại Q.7 cũng phải hợp đồng 50% số giáo viên tiếng Anh để đảm bảo công việc giảng dạy. Thế nhưng, ban giám hiệu nhà trường khá lo lắng vì nếu không chăm lo đời sống, thu nhập tốt thì “thua”. Có giáo viên đang dạy nhưng được công ty nước ngoài tuyển dụng liền xin nghỉ để ra ngoài làm.

Ông Lý Văn Huệ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1), cho biết: “Nội thành dù sao cũng ổn định nguồn giáo viên vì nhà trường còn có điều kiện chăm lo chứ các trường ngoại thành khá vất vả. Ở đó giáo viên chỉ trông chờ vào lương. Trong khi giáo viên mới ra trường lương chưa đến 2 triệu đồng nhưng cơ hội việc làm khá nhiều, có thể làm việc trong các công ty, trợ giảng các trung tâm ngoại ngữ, thu nhập ít nhất cũng gấp gần 3 lần...”.

Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD Q.Bình Tân, cho biết đến nay quận có 10/21 trường thực hiện và bày tỏ lo ngại đến năm 2020 quận này khó lòng đạt được mục tiêu 100% học sinh học chương trình tiếng Anh đề án. Mỗi năm, Q.Bình Tân tăng trung bình từ 5.000 - 6.000 học sinh bậc tiểu học, giáo viên.

Nguyên trưởng phòng GD tại quận nội thành đưa ra nhận xét rằng: “Lâu nay, các trường giữ chân giáo viên chỉ bằng sự… ổn định, tức là được biên chế trong trường, ổn định về chế độ và chính sách nhưng chỉ bằng biện pháp này thì không ổn. Mức thu nhập này chỉ bằng một phần rất nhỏ so với việc đi dạy thêm ở các trung tâm mà lại không bị áp lực giờ giấc, giáo án… Đó là lý do chính khiến giáo viên tiếng Anh không lúc nào đủ”.

Related Posts:

  • Huyện cấp giống giả cho xã nghèoTP - Ngày 9/5, tin từ huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết, đã có kết quả kiểm định chất lượng giống lạc mà huyện hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn trong vụ sản xuất 2016 - 2017 là giống giả. ảnh minh họa Trước đó,báo&nbs… Read More
  • Chiếm rừng phòng hộ lập “phố nhậu”, chính quyền bó tay?Sau khi Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng chống sạt lở, dải bờ biển xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) dần ổn định, rừng phòng hộ phủ xanh trở lại. Tuy nhiên, tình trạng bao chiếm rừng, xâm hại đê biển để mở quán nh… Read More
  • Hàng trăm hộ dân sống chung với nước bẩn cả thángMột tháng nay, hàng trăm hộ thuộc tổ dân phố 21, 22, phường Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) sống chung với nước vẩn đục, nhiều vật thể lạ. Nhiều người nói rằng, trẻ nhỏ, phụ nữ bị ngứa, mắc bệnh ngoài da khiến họ không dám sử dụng… Read More
  • Nữ sinh giành 3 suất học bổng danh giáLần đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị, nữ sinh Đặng Quỳnh Giao (SN 1999, học sinh lớp 12 Anh, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn) cùng lúc nhận được 3 suất học bổng toàn phần của các trường đại học nổi tiếng ở Canada và Italia. Đặng Quỳ… Read More
  • “Ông hoàng số học” Lại Đức Thịnh: Bước ngoặt lớn cuộc đờiLại Đức Thịnh được cử đi Nghiên cứu sinh ở Liên Xô. Anh học Nghiên cứu sinh ở khoa Toán, Đại học Tổng hợp Lômônôxốp (MGU). Thầy hướng dẫn anh là một Giáo sư, Viện sỹ lừng danh, đứng đầu Liên Xô về chuyên ngành số học, ông A.O… Read More