12/1/17

Oxfam: Người giàu kiếm 1 ngày bằng người nghèo kiếm 10 năm

Trong báo cáo về Bất bình đẳng ở Việt Nam, Oxfam cảnh báo khoảng cách giàu nghèo đang ngày một nới rộng, đặc biệt giới siêu giàu đang bỏ xa các tầng lớp xã hội còn lại.


Oxfam: Người giàu kiếm 1 ngày bằng người nghèo kiếm 10 năm
ảnh minh họa

Theo số liệu năm 2014, Việt Nam có 210 cá nhân thuộc lớp "siêu giàu" (có tài sản định giá hơn 30 triệu USD) với tổng tài sản lên tới 20 tỷ USD, tương đương 12% GDP Việt Nam. Con số này đồng nghĩa với việc 0.00023% dân số Việt Nam đang nắm 12% tài sản của đất nước.

Hãng kiểm toán tài sản danh tiếng Knight Frank dự đoán số người thuộc lớp siêu giàu sẽ tăng lên 403 cá nhân vào năm 2025.

Theo tính toán của Oxfam, thu nhập một ngày của người giàu nhất Việt Nam còn nhiều hơn của một người nghèo nhất kiếm trong 10 năm.

Tổ chức này cho hay dù đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế nhất định đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhưng khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam đang ngày một nới rộng hơn, chủ yếu do sự bất bình đẳng về hưởng lợi từ quá trình phát triển kinh tế.

Việt Nam đang dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách bền vững, nhưng người hưởng lợi nhiều hơn lại là tầng lớp giàu có, trong khi khối nông nghiệp và sản xuất chỉ được hưởng lợi 10-20%. Đây là xu hướng ở rất nhiều quốc gia đang phát triển.

Còn theo số liệu từ World Bank, chỉ số Gini của Việt Nam đã tăng từ 35,7 lên 38,7 trong 20 năm, từ 1992 tới 2012. Đây là chỉ số đo chênh lệch thu nhập của các tầng lớp xã hội trong một quốc gia. Gini càng cao đồng nghĩa khoảng cách giàu nghèo đang càng lớn dần.

Oxfam cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát ở cấp độ hộ gia đình. Kết quả cho thấy một gia đình thuộc top 20% giàu nhất Việt Nam có tổng thu nhập cao hơn 21 lần một gia đình thuộc top 20% nghèo nhất.

Kết quả này cho thấy các hộ gia đình, đặc biệt tại các vùng nông thôn, nơi thu nhập phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp, đang tụt lại phía sau trong quá trình phát triển kinh tế và chịu thiệt thòi hơn nhiều lần so với giới giàu có.

Oxfam cũng đưa ra những giải pháp cho Chính phủ Việt Nam để kiểm soát tình hình này, bao gồm cải thiện chính sách về thuế, quyền lợi người lao động, phân bổ lại ngân sách để người nghèo được hưởng lợi nhiều hơn từ các dịch vụ y tế, giáo dục, nhằm mở rộng cơ hội thoát nghèo, thay đổi cuộc sống ... 

Related Posts:

  • Sản xuất rau - quả, nhìn từ cách làm của Bắc GiangSau nhiều năm chuyển đổi, kinh tế vườn nói chung, sản xuất rau - quả nói riêng đã xây dựng được vị trí vững chắc trong sản xuất và xuất khẩu; có tốc độ tăng trưởng rất cao trong 5 năm trở lại đây, bình quân 30%/năm. ảnh minh… Read More
  • Tạo thuận lợi cho hoạt động của các TCTDNHNN đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN. Đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng Theo cơ quan soạn thảo, đ… Read More
  • Chiến lược “hút” FDI vào nông nghiệp 4.0Hơn 30 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập tồn tại. Nông nghiệp Việt Nam khó thu hút FDI. Ảnh: M… Read More
  • Chạy theo lợi nhuận ảo, tiền mất tật mangCác vụ lừa đảo đa cấp ngày càng tiến hoá theo sự thay đổi của nền kinh tế và theo sự phát triển của công nghệ trong thời cuộc cách mạng công nghệ 4.0. LS-TS. Bùi Quang Tín Từ tháng 4/2018 đến nay, ít nhất đã có 3 vụ lừa đảo … Read More
  • Dự án năng lượng sạch: Ngân hàng “hiến kế” thu hút tài chínhĐể đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ cần xây dựng các chính sách dài hạn cho phát triển năng lượng tái tạo. ảnh minh họa Dự báo, nhu cầu điện ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao. Theo Tổn… Read More