13/12/16

Phát hiện bất ngờ: Một nửa sự kiện chúng ta nhớ được đều là giả

Đừng tin hoàn toàn vào những gì bạn nghe thấy, bởi vì gần như một nửa những sự kiện có trong đầu của bạn, thật ra chưa bao giờ xảy ra. Khi bạn muốn lục lại trí nhớ để kể lại một câu chuyện, trí nhớ có thể “chơi khăm” bạn một cách không ngờ.


Không nên quá tin tưởng vào trí nhớ của mình. Ảnh: Shutterstock
Không nên quá tin tưởng vào trí nhớ của mình. Ảnh: Shutterstock

Những nhà nghiên cứu ở trường Đại học Warwick đã chỉ ra rằng, nếu con người được yêu cầu tưởng tượng lặp đi lặp lại về một sự kiện không có thật xảy ra trong đời họ, 50% trong số đó sẽ tin là nó đã từng xảy ra.

Phát hiện này làm dấy lên nghi ngờ về độ tin cậy của những lời khai từ các nhân chứng trong các phiên tòa. Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ sự thật về việc con người phát triển các niềm tin sai lệch như thế nào. Trong một phần nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều kí ức nằm sâu trong tâm trí người. Những kí ức đó đã khiến bộ não con người chứa đầy những sự kiện giả.

Hơn 400 người tham gia vào 8 nghiên cứu được yêu cầu tưởng tượng về những sự kiện giả, bao gồm: đi trên một chiếc khinh khí cầu, chơi khăm giáo viên hoặc phá hoại đám cưới của gia đình. Một phân tích tổng hợp kết quả của thí nghiệm cho thấy khoảng 50% người tin vào các sự kiện không có thật đó, một số khác thì thật sự có cảm giác rằng họ đã trải qua những sự việc được dựng lên ấy.

Cụ thể, dưới 1/3 người tham gia (30%) dường như nhớ được các sự kiện. Họ đồng ý với các sự kiện bịa đặt và thêm thắt vào đó những chi tiết do họ tự tạo ra, thậm chí họ còn mô tả hình ảnh của những sự kiện giả định đó. Trong khi 23% người khác cho thấy những dấu hiệu của việc đồng ý với những câu chuyện không có thật, ở một mức độ nào đó. Họ tin rằng chúng thật sự đã xảy ra.

Con người tin vào những sự kiện không có thật, khi nó được lặp lại nhiều lần. Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ Kimberley Wade – nhà tâm lý học của trường Đại học Warwick nói:“Chúng ta biết rằng, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc “sáng tạo” ra những kí ức và niềm tin sai lầm của con người. Ví dụ như bảo họ lặp đi lặp lại các sự kiện không có thật hoặc cho họ xem một tấm hình, để những câu chuyện giả đó “nhảy” vào trí nhớ của họ. Nhưng chúng ta thật sự vẫn chưa hiểu rõ tất cả các nhân tố đó tương tác với nhau như thế nào. Những nghiên cứu ở quy mô rộng như phân tích tổng hợp cho chúng ta cơ hội xích lại gần hơn với sự thật”.

Trí não con người vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Ảnh: Shutterstock

Bà cũng cho biết thêm: “Việc phát hiện ra một lượng lớn người đang phát triển các niềm tin sai lầm là một điều cực kì quan trọng. Từ các nghiên cứu trước chúng ta đã biết rằng, những niềm tin giả mạo sẽ ảnh hưởng đến cách cư xử, những ý định và quan điểm của con người. Vì vậy những kí ức giả có thể dẫn đến những hành vi sai lệch ở con người”. Viết những nhận xét trên tờ Memory, tác giả nghiên cứu khẳng định: “Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục giáo dục con người về tính dễ thay đổi của trí nhớ”.

Sốc có thể làm sai lệch trí nhớ

Theo các nghiên cứu thì những kí ức về quá khứ của chúng ta có thể bị sai lệch bởi những cảm xúc, nỗi đau mãnh liệt. Các nhà tâm lý học thấy rằng, chỉ cần truyền một luồng điện nhỏ gây sốc vào các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm, trí nhớ của họ về những thứ đã từng thấy trong quá khứ liền có sự thay đổi.

Nghiên cứu sẽ làm tăng nỗi quan tâm của mọi người đến độ tin cậy của các nhân chứng được ra làm chứng ở tòa. Vì lời khai từ trí nhớ của họ có thể không chính xác, do họ đã trải qua những kinh nghiệm kinh hoàng từ các vụ tai nạn. Các nhà khoa học cũng cho thấy, trí nhớ của con người về những sự kiện bình thường có thể được thay thế. Đó là vì họ có thể đã trải qua những cảm xúc mãnh liệt, như nỗi sợ kết nối với sự kiện tương tự vào ngày sau đó.

Viết trên tờ Journal, giáo sư Elizabeth Phelps – nhà tâm lý học tại trường Đại học New York, đồng thời cũng là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nói: “Con người và những động vật khác liên tục điều chỉnh môi trường xung quanh, và góp nhặt vô số chi tiết, phần nhiều trong số những thứ đó bị lãng quên. Tuy nhiên, những sự kiện ý nghĩa có thể được chọn lọc để bảo quản trong trí nhớ. Đối với những trí nhớ mang tính trung tính thì chúng ta có thể tăng cường chúng bằng một sự kiện đầy cảm xúc trong tương lai, có liên quan đến các chất liệu của trí nhớ hiện tại".

Related Posts: