9/12/16

NASA mô phỏng môi trường địa ngục của sao Kim

Môi trường khắc nghiệt với nhiều hóa chất độc hại của sao Kim được các nhà khoa học tái tạo trong phòng thí nghiệm đặt tại Ohio, Mỹ.


Phòng thí nghiệm GEER mô phỏng môi trường trên sao Hỏa đặt tại Ohio, Mỹ. Ảnh: GEER.
Phòng thí nghiệm GEER mô phỏng môi trường trên sao Hỏa đặt tại Ohio, Mỹ. Ảnh: GEER.

Các nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA đang mô phỏng điều kiện môi trường trên bề mặt sao Kim trong căn phòng mang tên Glenn Extreme Environments Rig (GEER) tại thành phố Cleverland, Ohio, Mỹ, Business Insider hôm 8/12 đưa tin.

GEER kết hợp tất cả thông tin các nhà nghiên cứu có được về điều kiện môi trường trên bề mặt hành tinh này. Nó sử dụng máy trộn để kết hợp các chất khí tìm thấy trên sao Kim và nung nóng chúng bằng máy sưởi loại mạnh.

"Hỗn hợp chất khí cần hai ngày rưỡi để đun nóng và 5 ngày để làm nguội", Leah Nakley, kỹ sư trưởng của Geer, cho biết.

Theo Gustavo Costa, nhà khoa học về hóa học và vật liệu, ông có thể tìm hiểu về bầu khí quyển của sao Kim bằng cách sử dụng GEER.

"Đó không chỉ là chất khí mà là một hỗn hợp dung dịch siêu tới hạn", Costa nhận xét.

Dung dịch siêu tới hạn hoạt động giống chất khí và chất lỏng cùng lúc. Costa cho biết việc đi bộ trên bề mặt sao Kim sẽ có cảm giác tương tự khi đi qua lớp không khí dày sũng nước. Nó rất nóng và có áp suất bằng áp suất ở độ sâu 100 m dưới nước.

"Tôi cho rằng nó giống như bạn đang ở trong nồi áp suất", Costa nói.

Thí nghiệm cho dây kim loại tiếp xúc với điều kiện môi trường giống sao Kim. Ảnh: GEER.

Ngoài ra, bầu khí quyển của sao Kim cũng mang dấu hiệu của các hóa chất rất nguy hiểm như hydrogen fluoride, hydrogen chloride, hydrogen sulfide và axit sulfuric.

"Sao Kim có những đám mây axit thay vì mây hơi nước. Điều đáng sợ là bạn phải đi qua nó để chạm tới bề mặt hành tinh. Môi trường ở đây rất khắc nghiệt, giống địa ngục trên Trái Đất", Costa mô tả.

Kể từ khi căn phòng bắt đầu hoạt động vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm cho nhiều vật liệu như kim loại, gốm, sợi thép, lớp mạ và điện tử tiếp xúc với điều kiện môi trường giống sao Kim để xem sức chịu đựng của chúng.

Mục đích của họ là tìm cách chế tạo tàu vũ trụ có thể  tồn tại nhiều tháng, thậm chí hàng năm trên sao Kim, thay vì bị phá hủy gần như lập tức.

"Venerra 12 là một trong những tàu thăm dò sao Kim gần đây nhất và nó chỉ tồn tại khoảng hai tiếng 7 phút bởi môi trường trên sao Kim có độ ăn mòn cao", Costa giải thích.

Vì thế, GEER là cách tốt nhất để các nhà khoa học tìm hiểu về môi trường của sao Kim, trước khi họ chế tạo thành công tàu vũ trụ có thể đi qua bầu khí quyển của hành tinh.

Related Posts:

  • Loài cá mập mớiCác nhà nghiên cứu quốc tế tin rằng họ đã phát hiện một loài cá mập đầu búa mới (ảnh). Lúc đầu, các nhà khoa học nghĩ rằng họ đã kiểm tra một con cá nhám đầu xẻng, một loài cá đầu búa nhỏ tìm thấy ở Mỹ, Bahamas, Caribean và M… Read More
  • Thiên thạch tiết lộ về hoạt động núi lửa diễn ra 2 tỷ năm trên sao HỏaHầu hết những gì các nhà khoa học biết về núi lửa và sao Hỏa là thông tin thu được từ các thiên thạch sao Hỏa được tìm thấy trên Trái đất Ảnh minh họa Một mẫu thiên thạch sao Hỏa mới được phân tích – có tên là Northwest Afr… Read More
  • Phát hiện vùng phân bố mới của loài thực vật trong Sách đỏCác nhà khoa học vừa phát hiện sự phân bố mới của loài thực vật đặc hữu Việt Nam tại Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận). Hoa của loài cà điện Karomia fragrans. Ảnh: Phùng Mỹ Trung. Cà điện Karomia fragrans loài khu phân bố… Read More
  • Lỗ đen tham lam và bữa ăn tự chọn phá vỡ kỷ lụcXJ1500+0154 vẫn còn đang nhai nuốt mộtngôi sao và thải ra tia X, nhưng quan sát cho thấy nó sẽ bắt đầu mờ dần trong vài năm nữa. Hình ảnh mô phỏng cho thấy một lỗ đen đang tiêu thụ vật chất của một ngôi sao trong quá trình … Read More
  • Choáng với lượng vi khuẩn trong bình nước cá nhânNếu thời tiết năm nay rất ấm áp mà sức khỏe của bạn lại luôn có vấn đề thì hãy kiểm tra lại những đồ dùng mình hay sử dụng nhất, chẳng hạn như chiếc bình uống nước bạn luôn mang theo người. Nó có thể là 1 ổ vi khuẩn siêu khủn… Read More