1/3/16

Bản đồ mới nhất, chi tiết nhất về dải ngân hà của chúng ta

Những ngôi sao hình thành gần trái tim dải ngân hà Milky way đã được ghi lại lần đầu tiên trong tấm bản đồ vũ trụ.


Bản đồ mới nhất, chi tiết nhất về dải ngân hà của chúng ta
ảnh minh họa

Đây là sản phẩm của dự án Atlasgal, chụp ảnh bầu trời với góc mở ba độ và 140 độ chiều ngang.

Với 167 triệu điểm ảnh, độ phân giải lớn gấn bốn lần tấm bản đồ đầu tiên trong dự án. Trong tấm bản đồ mới này, trung tâm dải ngân hà đã được ghi lại một cách chi tiết.

Tấm bản đồ mới về dải ngân hà.

Khu vực này được các nhà khoa học rất quan tâm bởi nó chứa đựng rất nhiều những ngôi sao đang hình thành. Bản đồ được xây dựng từ 47 tấm ảnh riêng biệt, chụp bởi kính viễn vọng Apex trên cao nguyên Chajnantor của Chile, Nam mỹ.

Với độ cao 5100m trên mực nước biển và độ ẩm thấp, đây là nơi lý tưởng cho giới thiên văn. Ngoài ra, còn có một kính thiên văn tối tân khác là Alma được sử dụng để tìm kiếm những vật thể lạnh trong vũ trụ.

Sau khi Atlasgal tìm ra mục tiêu, Alma sẽ tập trung xử lý. Tất cả được vận hành bởi Eso, cơ quan thiên văn phối hợp của Châu âu và Nam mỹ.

Trung tâm dải ngân hà chụp bằng ánh sáng với bước sóng khác nhau.

Nhằm tăng cường độ phân giải cho bản đồ, dữ liệu từ trạm quan sát không gian Planck đang bay trong quỹ đạo đã được phối hợp sử dụng. Trong khi dữ liệu từ trạm quan sát cung cấp cái nhìn tổng thể thì Atlasgal tập trung trong vào góc hẹp.

Kết hợp thông tin từ hai phía tạo ra vùng không gian linh động, như cách gọi của các nhà thiên văn.

Dự án kéo dài ba năm thu thập 420 độ vuông của bầu trời, mỗi tấm ảnh có độ phân giải 3,5 triệu điểm ảnh.

Ánh sáng trên ảnh chụp có bước sóng dưới milimet, cụ thể là 0,87mm, nằm trong vùng hồng ngoại và sóng vô tuyến.

Kết hợp dữ liệu từ Apex và kính thiên văn Spitzer của NASA.

Kết hợp các tấm hình lại cho ra bản đồ thể hiện các vùng khí lạnh cô đặc và bụi vũ trụ tại dải ngân hà.

Nhà thiên văn học Carlos de Breuck cho rằng, thông tin từ tấm bản đồ cung cấp manh mối về khí hidro, nhưng còn nhiều thành phần khác nữa, đó là lý do phải kết hợp nhiều loại dữ liệu.

Related Posts: